Gây tê trong nha khoa trẻ em – Lưu ý lâm sàng.

Việc nắm vững các vấn đề tổng quan trong gây tê trên đối tượng trẻ em tại phòng khám giúp quá trình điều trị thành công hơn. Cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này, đặc biệt là đối tượng bác sĩ Răng Hàm Mặt tiếp cận nhiều với đối tượng bệnh nhân là trẻ em.

1. Những điều cần lưu ý về giải phẫu

1.1. Xương hàm đang trong giai đoạn phát triển

– Sự phát triển mặt xảy ra đồng thời với hiện tượng hình thành bộ răng. Sự thay đổi về giải phẫu trong quá trình phát triển làm thay đổi các mốc giải phẫu trong gây tê.

– Mô xương ở trẻ em chưa được canxi hoá hoàn toàn nên ít đặc hơn và dễ thấm thuốc tế hơn.

– Diện tích giải phẫu bề mặt nhỏ hơn, niêm mạc mỏng hơn, do vậy nên giảm liều thuốc và tiêm nông hơn.

  • Xương hàm trên: Sự phát triển xương hàm xảy ra theo bốn hướng
    • Ra trước; do sự phát triển của nền sọ và xương lá mía đẩy khối răng cửa – nanh ra trước.
    • Hướng ngang: Trong vùng răng hàm, phụ thuộc vào đường khớp khẩu cải dọc giữa, được hoạt hoá bởi các cơ má. Khoảng cách liên răng nanh sớm bị cố định vào khoảng 3 tuổi.
    • Ra sau: chủ yếu do hiện tượng bồi đắp và tiêu xương ở lối củ cho đến tuổi dậy thì. Cùng với hiện tượng này việc phát triển các răng hàm phía sau cũng giúp cho xương hàm trên phát triển ra phía sau.
    • Hướng đứng: liên quan đến sự phát triển của răng và xương ổ răng cho đến 15 tuổi.
    • Hướng chính: hướng ngang do đường khớp dọc giữa.
  • Xương hàm dưới: Xương hàm dưới phát triển chủ yếu theo ba hướng:
    • Hướng trước – sau: do hiện tượng tiêu và bồi đắp ở phía sau do tác dụng của các cơ.
    • Hướng ngang: do đường khớp cắm.
    • Hướng đứng: sự phát triển theo hướng đứng của cảnh lên và đẩy lùi góc hàm ra sau làm vị trí của lỗ ống răng dưới thay đổi nhiều, lúc 2 – 5 tuổi nằm hơi dưới mặt phẳng cắn, 5 – 7 tuổi nằm ở ngang mức mặt phẳng cắn, 9 – 11 tuổi thì nằm hơi phía trên mặt phẳng cắn, bắt đầu từ 12 tuổi thì giống như ở người lớn.

1.2. Cấu trúc các sợi thần kinh

Sự phong bế thần kinh phụ thuộc vào đường kinh, chiều dài các sợi thần kinh và mức độ myeline hoá.

  • Tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh không có vỏ myeline thì giống nhau ở người lớn và trẻ em, tuy nhiên tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có vỏ myeline thì khác nhau.
  • Cấu tạo sợi thần kinh mảnh hơn, lớp vỏ myeline it dày hơn và khoảng cách giữa các nút Ranvier ngắn hơn nên lượng thuốc tê tối thiểu để đạt hiệu quả tế trên trẻ em sẽ ít hơn ở người lớn.

2. Chuẩn bị bệnh nhi trước khi gây tê

Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình gây tê.

  • Bệnh nhân cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bằng cách bác sĩ hướng dẫn bố mẹ nói chuyện với trẻ về buổi điều trị ngày hôm đó, giải thích theo cách hiểu và trí tưởng tượng của trẻ, khuyến khích trẻ mang theo những đổ chơi yêu thích đến cũng khi đi chữa răng, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm nhạc hoặc video trẻ thích để nghe và xem trong quá trình làm.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no và phải ăn trước đó ít nhất 1 – 1,5 giờ.
  • Trẻ mặc đồ thoáng mát, không cần mặc quá nhiều quần áo nếu trong phòng ẩm. – Trẻ nằm tư thể thoải mái trên ghế, nếu cần có thể để bố mẹ ôm nằm trên người.
  • Đầu trẻ cần được giữ cố định, đặc biệt khi trẻ không hợp tác. Cách cố định đầu trẻ như sau: Trợ thủ đứng ở vị trí 2 giờ, tay trái đặt dưới gáy trẻ, tay phải giữ trán.
  • Giải thích với trẻ các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình gây tê như cảm giác sưng phồng, tê tê, buồn buồn tại vị trí tiêm, vị đắng của thuốc,…
  • Trẻ có thể được dùng thuốc an thần trước khi can thiệp nhưng chỉ áp dụng với những bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi. Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ quá lo lắng, sợ hãi thì có thể sử dụng thuốc an thần trước khi can thiệp.

3. Liều lượng thuốc gây tê dùng ở trẻ

  • Thuốc tê sau khi được tiêm sẽ đi vào máu và vòng tuần hoàn của cơ thể nên sẽ có những ảnh hưởng mang tính hệ thống. Thuốc co mạch (epinephrine hay adrenaline, levonordefrin, norepinephrine…) được thêm vào trong thành phần của thuốc tê nhằm tác dụng co các mạch máu tại vị trí tiêm giúp hạn chế việc thẩm thấu của thuốc vào máu, giảm nguy cơ nhiễm độc, giảm chảy máu và sẽ kéo dài tác dụng tế tại vị trí đó. Khi sử dụng thuốc tê không có chất co mạch cần lưu ý vì việc thuốc đi vào máu sẽ rất nhanh, dễ gây quá liều.
  • Nếu gây tê vào vị trí vùng đang có viêm nhiễm thì sự khởi phát của thuốc tê sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí dừng lại, do tại đây quá trình viêm khiến pH của mô ngoại bảo sẽ bị giám tử giá trị trung tính 7,4 xuống 6 hoặc thấp hơn. pH thấp gây ức chế hoạt động của thuốc tê vì rất ít các phân tử tự do của thuốc tê được phép đi qua vỏ bọc thần kinh để ngăn chặn sự dẫn truyền xung thần kinh.
  • Trong điều trị nha khoa trẻ em, việc kiểm soát liều lượng dựa trên cân nặng của trẻ là hết sức cần thiết để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc cũng như tác dụng kéo dài của thuốc tê có thể dẫn tới tổn thương các vùng mô mềm xung quanh (má, lưỡi, môi) do bệnh nhân cắn phải.

3.1. Thuốc gây tê bề mặt

  • Thuốc tê tại chỗ có nhiều dạng khác nhau: gel, chất lỏng, dầu, patch hoặc xịt. FDA đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng thuốc tê tại chỗ và nguy cơ tăng methemoglobin huyết. Đây là tình trạng bệnh lý mắc phải khi sử dụng hai loại tê tại chỗ có thành phần là prilocaine và benzocaine. Khi này nồng độ methemoglobin trong máu tăng cao không có khả năng gắn với oxy để vận chuyển trong máu gây thiếu oxy tới các mô.
  • Trong nha khoa, benzocaine 20% có dạng gel, xịt hoặc lỏng được dùng khá phổ biến. Thời gian tác dụng nhanh sau 30s, kéo dài từ 5 đến 15 phút. Báo cáo liên quan đến nhiễm độc do quá liều benzocaine trên lâm sàng rất hiếm. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tê tại chỗ có thành phần benzocaine cần đặc biệt lưu ý đến liều lượng trên bệnh nhân trẻ em.
  • Lidocaine (hay lignocaine) cũng được dùng tại chỗ dưới dạng lỏng, dầu 5%, xịt 10% với tỷ lệ phản ứng dị ứng rất thấp tuy nhiên nó sẽ hấp thu theo đường toàn thân và có thể phối hợp với lượng thuốc tế đi theo đường toàn thân gây quá liều nên cũng cần lưu ý khi tính liều lượng sử dụng trên bệnh nhân.

3.2. Thuốc gây tê tiêm

Các loại thuốc tê tiêm nhóm amide thường sử dụng trong nha khoa bao gồm lidocaine, mepivacaine, articaine, prilocaine và bupivacaine. Liều lượng cụ thể của từng loại ở trong bảng sau:

thuoc-gay-te-tre-em-lieu

Trên trẻ em, articaine là một thuốc tê khá hiệu quả với độc tính ít, thời gian tác dụng kéo dài và khả năng tê nhanh. Trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể sử dụng thuốc tê có chất co mạch với nồng độ khuyến cáo 1/200.000 với các kỹ thuật gây tê thông thường. Nếu dùng bơm tiêm điện thì nồng độ có thể cao hơn tới 1/80.000.

Nguồn: Sách Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *