Phương pháp tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) là phương pháp được phát triển để gia tăng mô mới bên trong vùng khuyết hổng để thúc đẩy tăng trưởng xương mới, mà không sử dụng phương pháp ghép xương, nên được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật cấy ghép. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm của màng tái tạo xương có hướng dẫn
Màng tái tạo xương có hướng dẫn (màng GBR) ban đầu được phát triển để thúc đẩy sự gia tăng mô mới bên trong vùng khuyết hổng để tái tạo bám dính nha chu. Với mong muốn thúc đẩy tăng trưởng xương mới mà không dùng ghép xương dẫn đến việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật này trong phẫu thuật cấy ghép. Trong cấy ghép nha khoa, màng chủ yếu được sử dụng kết hợp với các hạt hoặc các khối để bảo vệ vật liệu ghép hơn là tạo ra một cục máu đông để tái tạo xương mới. Mục đích chính là để cho phép sự xâm nhập của các tế bào xương nguyên thủy và thúc đẩy sự hình thành xương trong các khuyết hổng. Các màng ban đầu được mở rộng thành PTFE (Polytetrafluoroethylene). Đây là một màng hút có thể ngăn chặn các tế bào mô mềm xâm nhập vào vùng tái tạo mà không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng đến các mô nằm phía trên. Nó là một vật liệu không tiêu và đòi hỏi phải lấy ra khi ở lần phẫu thuật thứ hai. Cần phải loại bỏ màng và một lần phẫu thuật thứ hai dẫn đến sự phát triển của màng tự tiêu làm từ polymer tổng hợp như polylactate và acid polyglycolic, cũng như màng collagen. Vật liệu tự tiêu sẽ hoạt động từ ba đến sáu tháng sau khi ghép. Tuy nhiên, chúng có thể tiêu hoặc mất đi profile nhanh chóng và hạn chế lượng xương tái tạo đạt được.
2. Phương pháp thực hiện quy trình GBR
Việc tạo ra và duy trì một khối bù đắp cho khuyết hổng là rất quan trọng và điều này có thể được cải thiện bằng cách gia cố các màng PTFE với dải titan. Tăng cường hơn nữa việc duy trì không gian ghép bằng cách sử dụng các chân cố định (pin) và đinh vít để làm một cái “lều” màng.
Điều này cũng có thể đạt được bằng cách đặt các mảnh xương nhỏ vào trong các khuyết hổng, chúng cũng sẽ hoạt động như mô ghép kích dẫn xương/ kích tạo xương
Xương vỏ bên dưới nên được đục lỗ với mũi khoan phẫu thuật để thúc đẩy các tế bào tạo xương chiếm không gian đã tạo ra.
Trong trường hợp cần thiết thay đổi đáng kể profile, một màng gia cố thêm titanium hoặc lưới titanium cũng có thể được sử dụng. GBR cũng thường được sử dụng tại thời điểm đặt implant để sửa chữa những cửa sổ xương nhỏ và đường nứt xương xung quanh implant.
Nên nhớ rằng bất kỳ xương nào được tạo ra bằng kỹ thuật này sẽ không có chức năng giữ vững implant tại thời điểm đặt và sự ổn định implant ban đầu vẫn là ưu tiên số một. Số lượng xương mới được tạo ra có thể khá đáng kể nhưng mức độ mà nó tạo ra tích hợp xương có thể thay đổi. Lượng xương mới tạo ra mà implant tiếp xúc được cho là thay đổi theo thời gian và sự tải lực. GBR có tiên lượng tốt nhất khi tăng kích thước theo chiều ngoài trong, nhưng tăng chiều cao bằng kỹ thuật này rất khó khăn và không thể đoán trước. Mặc dù màng được thiết kế để cho phép sự di chuyển của các chất dinh dưỡng, nhưng chúng vẫn có xu hướng làm hại sự cung cấp máu cho các mô mềm nằm phía trên. Điều này có thể dẫn đến sự phá hủy các mô mềm, làm bộc lộ màng và nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến mất xương ở vùng phẫu thuật hay thất bại của trong tích hợp xương. Điều quan trọng là tất cả các đường rạch cách xa vùng ghép càng xa càng tốt, vết thương được khâu kín và không có sự căng quá mức. Lật vạt rộng hơn và khâu bằng mũi treo để giảm căng tại bờ vết thương.
Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D.Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam
Leave a Reply