Thang điểm Harris

Thang điểm Harris đánh giá chức năng sau thay khớp háng

Thang điểm Harris là công cụ để đánh giá kết quả của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, lượng giá chức năng khớp háng và hiệu quả của các phương pháp điều trị, đánh giá qua: mức độ đau, hoạt động chức năng, tầm vận động và biến dạng chi.

1. Tổng quan về thay khớp háng toàn phần

Đây là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay bằng chỏm kim loại hoặc bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi và có thể tiến hành nạo bỏ phần ổ cối bị hư để đặt vào một chén bằng kim loại bên trong có chứa chất polyethylene hoặc bằng sứ. Khớp háng nhân tạo toàn phần là loại khớp háng bao gồm cả phần chỏm và phần ổ cối.

1.1. Phục hồi chức năng sau thay khớp háng

Theo nguyên tắc:

  • Giảm đau, giảm phù nề.
  • Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ.
  • Tăng tầm vận động khớp háng.
  • Bảo vệ khớp háng mới.
  • Lấy lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân

1.2. Phương pháp đánh giá phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Trên thực tế, tầm vận động của khớp háng đối với hoạt động đi lại ít hơn so với các hoạt động thương ngày khác như là: đi giày, ngồi, đứng lên từ ghế, và bê vác các vật nặng từ dưới đất. Một khớp háng lý tưởng có thể gấp 1200, khép 200 và xoay 200

Có nhiều phương pháp đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật TKHTP như: Bảng điểm của Merle D’Aubigné; Bảng điểm của Harris; WOMAC; UCL; Bảng điểm khớp háng của Oxford; Bộ câu hỏi khớp háng và gối của hội chấn thương chỉnh hình Mỹ,…. Tuy nhiên thang điểm Harris có nhiều ưu điểm để áp dụng

2. Về thang điểm Harris

Thang điểm Harris được xuất bản lần dầu năm 1969 trên trên Tạp chí Phẫu thuật Xương và Khớp (Journal of Bone and Joint Surgery), Thang điểm Khớp Háng Harris (HHS) được thiết kế để là một lượng gia chuẩn hóa cho các bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Kể từ đó, nó cũng được sử dụng để đánh giá bệnh nhân sau gãy xương hông và chẩn đoán thoái hoá khớp.

  • Thang đo này cũng đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả để đo lường kết quả sau các can thiệp như vật lý trị liệu.
  • HHS là một công cụ do nhân viên y tế thực hiện bao gồm các thang điểm phụ về mức độ đau (1 mục, 0 – 44 điểm), chức năng (7 mục, 0 -47 điểm), không có biến dạng (1 mục, 0 – 4 điểm) và tầm vận động (2 mục, 0 – 5 điểm). Điểm nằm trong khoảng từ 0 (khuyết tật nặng hơn) đến 100 (khuyết tật ít hơn).

3. Điểm mạnh thang điểm Harris

  • Thang đo khớp háng Harris mất khoảng 5-7 phút để hoàn thành và các nhà lâm sàng có thể dễ dàng chấm điểm.
  • HHS không yêu cầu cấp phép sử dụng.
  • Không cần đào tạo để sử dụng HHS và cần rất ít trang thiết bị (thước đo góc, giường khám) để hoàn thành.
  • Lượng giá được đau và chức năng chi dưới. Có thể dùng để đánh giá chức năng khớp háng trước mổ và theo dõi sau mổ.
  • Có tiêu chí được đánh giá lâm sàng bằng khám bệnh nhân.

Khuyết điểm của thang điểm Harris:

  • Thiếu một số tiêu chí đánh giá khả năng tự đi mua sắm và thực hiện công việc bình thường hàng ngày…

4. Tính giá trị theo thang điểm Harris

Xét về tính giá trị của nội dung, HHS đã chứng minh không có sự khác biệt lớn nào khi được đánh giá lại với Chỉ số Thoái hoá khớp và MCMaster (WOMAC). Khi đánh giá tính giá trị của cấu trúc, các lĩnh vực đau và chức năng trong HHS đã được chứng minh là tương quan với các lĩnh vực tương tự trong WOMAC, Nottingham Health Profile.

Nội dung đánh giá theo Harris Điểm theo Harris
Mức độ đau theo Harris Điểm
Không đau hoặc không cảm nhận thấy 44
Đau rất ít: thỉnh thoảng mới đau và không làm giảm khả năng vận động 40
Đau nhẹ: không ảnh hưởng đến khả năng vận động, rất hiếm khi đau mức độ vừa trong hoạt động thông thường 30
Đau vừa: có thể chịu đựng được nhưng bệnh nhân luôn cảm thấy đau, đôi khi hạn chế trong công việc bình thường 20
Đau trầm trọng: đau liên tục hạn chế vận động, thường xuyên dùng thuốc giảm đau 10
Đau không thể chịu đựng được: đau liên tục làm cho bệnh nhân phải nằm trên giường, tàn phế vì đau 0
Mức độ hoạt động chức năng theo Harris
Dáng đi khập khiễng Điểm
Không 11
Nhẹ 8
Vừa 5
Nặng 0
Hỗ trợ khi đi bộ Điểm
Không 11
Một gậy cho quãng đường dài 7
Luôn dùng 1 gậy 5
Một nạng 3
Hai gậy 2
Hai nạng 1
Khoảng cách đi bộ Điểm
Không giới hạn 11
6 tầng nhà 8
2 hoặc 3 tầng nhà 5
Chỉ ở trong nhà 2
Chỉ ở trên giường 0
Lên xuống cầu thang Điểm
Bình thường không cần tay vịn 4
Cần 1 tay vịn 2
Phải có sự trợ giúp 1
Không thể lên xuống cầu thang 0
Đi giầy và đi tất Điểm
Dễ dàng 4
Khó khăn 2
Không thể 0
Ngồi Điểm
Thoải mái trên ghế trong 1 giờ 5
Thoải mái trên ghế trong nửa giờ 3
Không thoải mái trên ghế 0
Tham gia giao thông Điểm
Có thể sử dụng bất kể phương tiện giao thông nào 1
Không thể sử dụng bất kể phương tiện giao thông nào 0
Tầm vận động theo Harris
Gấp (* 140°)
Dạng chân (* 40°)
Khép chân (* 40°)
Xoay ngoài (* 40°)
Xoay trong (* 40°)
Tổng các góc biên độ vận động được quy ra điểm
211o – 300 o 5
161 o – 210 o 4
101 o -160 o 3
61 o – 100 o 2
31 o – 60 o 1
0 o – 30 o 0
Biến dạng chi theo Harris Điểm
Co gập cố định dưới 30°
Dạng chân cố định dưới 10°
Duỗi và xoay trong cố định dưới 10°
Sự ngắn chi dưới 3,2 cm
Điểm sự biến dạng khớp

5. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Harris

Thang điểm Phân loại
90-100 Rất tốt
80-89 Tốt
70-79 Trung bình
<70 Kém

Nguồn:

Harris, WH. “Traumatic arthritis of the hip after dislocation and acetabular fractures: treatment by mold arthroplasty: an end-result study using a new method of result evaluation.” J Bone Joint Surg Am, 1969 737-55.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *