Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhóm bệnh lý thường gặp. Hiểu biết về chúng rất có ích cho các bác sĩ trong thực hành lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về dịch tễ học, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh này.
1.Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì ?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm nhiễm trùng miệng, mũi, họng, thanh quản và khí quản.
2. Các bệnh lý thường gặp.
Các bệnh lý thường gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm:
- Viêm mũi họng (Cảm lạnh thông thường)
- Viêm xoang
- Viêm họng
- Viêm thanh quản
3. Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp.
3.1. Viêm mũi họng (Cảm lạnh thông thường)
3.1.1 Định nghĩa và dịch tễ học
– Viêm mũi họng (cảm lạnh thông thường) là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp và có thể được định nghĩa là viêm mũi họng do vi rút đường hô hấp. Phần lớn các nhiễm trùng này tự tự khu trú và tự khỏi mà không cần điều trị. Tần suất viêm mũi họng thay đổi theo nhóm tuổi.
- Tuổi tiền học đường: 6-10 lần/năm
- Lứa tuổi học đường: 7-12 lần/năm
- Thanh thiếu niên: 2-4 lần/năm
– Mặc dù viêm mũi họng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất vào các tháng mùa thu và mùa đông, khoảng từ tháng 9 đến tháng 3.
3.1.2 Chẩn đoán
- Triệu chứng lâm sàng: thường kéo dài 7-10 ngày
– Nghet mũi, xung huyết mũi.
– Hắt hơi.
– Đau hoặc ngứa họng.
– Ho.
– Khàn tiếng.
– Nhức đầu.
– Mệt mỏi, khó chịu.
– Sốt.
- Chẩn đoán căn nguyên:
– Nguyên nhân gây viêm mũi họng đa số là các loại virus thuộc 1 trong 200 chủng virus thuộc 6 nhóm chính; Rhinovirus, Parainfluenza, Virus hợp bào đường hô hấp, Coronavirus hay Adenovirus.
– Việc xác định chính xác vi-rút nào là tác nhân gây bệnh là không cần thiết trong đa số các trường hợp chỉ cần điều trị triệu chứng. Chẩn đoán viêm mũi họng hầu như luôn dựa trên các phát hiện lâm sàng.
3.1.3. Điều trị viêm mũi họng.
- Điều trị triệu chứng
– Thuốc tại chỗ: Giảm sưng và phù nề niêm mạc mũi (Phenylephrine, Neosynephrine).
– Thuốc kháng cholinergic tại chỗ (ipratropium,…)
– Thuốc kháng histamin H1: Ưu tiên sử dụng thế hệ 2 bao gồm loratadin, fexofenadin,…
– Thuốc giảm ho: Có thể được sử dụng nếu triệu chứng làm ảnh hưởng sinh hoạt của bệnh nhân (Codein, Dextromethorphan).
– Thuốc long đờm: Acetyl cystein.
- Điều trị hỗ trợ
– Nghỉ ngơi, bù dịch và điều trị triệu chứng.
– Làm ẩm không khí hít vào.
– Rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý.
– Ngừng các chất kích thích như thuốc lá, rượu.
– Nâng cao đầu khi ngủ, sử dụng gối để giúp đường thở thông thoáng.
3.2 Viêm xoang.
3.2.1 Định nghĩa và dịch tễ học.
Viêm (mũi) xoang cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang, là một bệnh lý rất phổ biến. Cứ 7 người trưởng thành thì có 1 người mắc căn bệnh này.
3.2.2 Chẩn đoán
- Sự khác nhau giữa viêm mũi họng và viêm xoang thường nằm ở thời gian của triệu chứng. Viêm mũi họng điển hình là tự khu trú và triệu chứng kéo dài từ 7-10 ngày, trong khi viêm xoang có thể kéo dài tới 4 tuần.
- Các triệu chứng của viêm xoang tương tự như các triệu chứng của viêm mũi họng:
– Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
– Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
– Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có thể kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
-Bệnh nhân có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
– Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
– Ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
– Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế.
– Sốt,…
3.2.3. Điều trị
- Điều trị nội khoa:
– Đa số các trường hợp viêm xoang được điều trị nội khoa.
– Sử dụng kháng sinh: Nếu nghi ngờ viêm xoang do vi khuẩn: Penicillin, Amoxicillin, Doxycycline, Celphalosporin các thế hệ. Thời gian điều trị kháng sinh có thể kéo dài 5-7 ngày nếu chọn được kháng sinh thích hợp và bệnh nhân không có biến chứng.
– Chống viêm: Sử dụng corticoid nhỏ mũi.
– Thuốc tại chỗ: Giảm sưng và phù nề niêm mạc mũi (Phenylephrine, Neosynephrine).
– Điều trị hỗ trợ: Bù đủ dịch, loại bỏ các yếu tố môi trường có thể gây ra phản ứng dị ứng, nghỉ ngơi đầy đủ và kê cao đầu khi ngủ, tránh tiếp xúc không khí quá lạnh hoặc quá khô.
- Điều trị ngoại khoa
Có thể chỉ định phẫu thuật chữa viêm xoang cho các trường hợp sau đây:
– Điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh kéo dài và dai dẳng .
– Phát hiện những tổn thương, bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, lệch vách ngăn mũi,…
– Có biến chứng nguy hiểm như chèn vào dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt.
3.3 Viêm họng
3.3.1. Định nghĩa và dịch tễ học.
Viêm họng gây ra bởi một hay nhiều loại vi-rút và/hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra.
- Viêm họng cấp là một trong 20 lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân ngoại trú phải đến khám tại phòng khám.
- Mùa cao điểm là cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
3.3.2. Chẩn đoán
- Triệu chứng lâm sàng: thường diễn ra từ 7-10 ngày.
– Họng đỏ và sưng nề.
– Nuốt đau.
– Sưng các hạch vùng cổ.
– Sưng đỏ Amydan 2 bên.
– Nôn, buồn nôn.
– Đau đầu, đau bụng.
– Thấy các mảng trắng trong họng khi soi qua gương hay đèn pin.
3.3.3. Điều trị
- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn, có thể chỉ định kháng sinh đường uống: Penicillin V, Amoxicilin, Cephalosporin thế hệ 1
- Đối với các trường hợp viêm họng do virus, chỉ cần điều trị triệu chứng bao gồm hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen.
- Điều trị hỗ trợ:
– Bù dịch đường uống.
– Nghỉ ngơi.
– Ngâm các loại thuốc giảm đau họng.
– Súc họng bằng nước muối ấm.
– Bổ sung Vitamin C.
Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Leave a Reply