Tăng huyết áp cấp cứu là một tình trạng tăng huyết áp đột ngột và nghiêm trọng, cần được xử lý ngay lập tức để giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tăng huyết áp cấp cứu thường xảy ra khi huyết áp tăng đột ngột và vượt quá mức tối đa cho phép (thường là 180/120 mmHg).
1. Nguyên nhân gây tăng huyết áp cấp cứu
Nguyên nhân:
- Động mạch chủ bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.
- Viêm nhiễm các động mạch và tĩnh mạch.
- Suy tim.
- Bệnh thận.
- Động kinh tâm thần.
- bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim do THA,
Ngoài ra, tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân bên ngoài như stress, tác động của thuốc hoặc chất kích thích, việc tiêu thụ quá nhiều muối và chất béo, hoặc sử dụng một số loại thuốc không an toàn.
2. Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp cấp cứu
2.1 Biểu hiện lâm sàng của THA cấp cứu có thể gặp dưới nhiều hình thái như:
- Tăng huyết áp ác tính: Tăng HA nặng (≥ 180/120 mmHg) liên quan đến bệnh võng mạc hai bên tiến triển (xuất huyết xuất tiết dạng bông, phù gai thị).
- Bệnh não do tăng huyết áp: Tăng HA nặng liên quan đến hôn mê, co giật, mù vỏ não và hôn mê mà không có các nguyên nhân khác.
- Bệnh vi mạch huyết khối do tăng huyết áp: Tăng HA nặng liên quan đến tán huyết và giảm tiểu cầu trong trường hợp không có nguyên nhân khác và cải thiện khi điều trị hạ HA.
- Các biểu hiện khác của THA cấp cứu bao gồm tăng HA nặng liên quan đến xuất huyết não, đột quỵ cấp, hội chứng mạch vành cấp, phù phổi cấp do tim, phình/bóc tách động mạch chủ, tiền sản giật nặng và sản giật.
2.2 Thăm khám lâm sàng
Đo huyết áp cẩn thận: Đo tư thế nằm và tư thế đứng, đo cả 2 tay (chú ý kích thước băng quấn).
Đánh giá tổn thương cơ quan đích
- Thần kinh: đánh giá tri giác, dấu hiệu TK khư trú
- Soi đáy mắt: dấu hiệu tiến triển cấp (xuất huyết, xuất tiết, phù gai thị)
- Khám Cổ: khám tuyến giáp, phát hiện tiếng thổi ở ĐM cảnh, dấu hiệu tĩnh mạch cổ nổi
- Khám tim mạch: phát hiện diện tim to, tiếng T3, mạch 2 bên không đều, rối loạn nhịp…
- Khám phổi: phát hiện dấu hiệu suy tim trái (ran ở phổi…)
- Khám Thận: phát hiện tiếng thổi, hoặc khối ở bụng
3. Điều trị
3.1 Mục tiêu hạ huyết áp
Đa số bệnh nhân cần hạ HATT không quá 25% trong giờ đầu, trừ một số trường hợp có chỉ định riêng biệt
- bệnh nhân bóc tách ĐMC- HATT cần hạ xuống < 120 mmHg trong giờ đầu.
- bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, bệnh nhân có cơn THA do u tủy thượng thận – HATT cần giảm xuống < 140 mmHg trong giờ đầu
Bệnh nhân không có chỉ định riêng bắt buộc, HATT giảm không quá 25% trong giờ đầu, sau đó nếu ổn định giảm xuống 160/100 mmHg trong vòng 2-6 h; sau đó thận trọng giảm về bình thường trong thời gian theo dõi 24-48 h.
3.2 Xử trí tăng huyết áp cấp cứu
Trong THA cấp cứu cần các thuốc có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả tối đa nhanh, hết tác dụng nhanh và dễ dàng chỉnh liều. Vì vậy các thuốc đường tĩnh mạch (TM) là thuốc được lựa chọn. Các thuốc này có 2 nhóm gồm:
- Các thuốc giãn mạch (Nicardipine, Sodium nitroprusside, Nitroglycerin,Hydralazine, Fenoldapam, Enalapril)
- Các thuốc ức chế Adrenergic (Esmolol, Labetalol, Phentolamine).
Các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch tối ưu là thuốc giúp hạ HA nhanh mà không làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan đích, vì vậy các thuốc giãn mạch được lựa chọn đầu tiên vì chúng duy trì được dòng máu tới cơ quan đích tránh giảm tưới máu và còn có khuynh hướng tăng cung lượng tim.
4. Biến chứng
Các biến chứng của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:
- Đột quỵ: do tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch trong não.
- Biến chứng mắt: bao gồm đục thủy tinh thể, thoái hóa giác mạc và đục thủy tinh thể.
- Suy tim: do làm suy giảm chức năng bơm máu của tim.
- Nhồi máu cơ tim: tế bào cơ tim bị thiếu máu oxy do tắc nghẽn động mạch và dẫn đến tổn thương cơ tim.
- Phù phổi: do tắc nghẽn động mạch phổi hoặc tăng áp lực trong tĩnh mạch phổi.
- Suy thận: tổn thương đến các mạch máu thận, gây suy thận
- Phình động mạch chủ: do áp lực máu tăng cao, dẫn đến tăng áp lực lên thành động mạch chủ
- Biến chứng động mạch: gây ra các biến chứng động mạch khác như động mạch chân bị tắc nghẽn hoặc phình động mạch chủ bụng
5. Biện pháp phòng ngừa
- Giảm cân: duy trì cân nặng lý tưởng
- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên và vận động đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe ít nhất 30 -60 phút/ 1 buổi 5-7 lần/tuần ít nhất là 150 phút/tuần.
- Hạn chế natri: lượng natri trong khẩu phần ăn hằng ngày
- Giảm stress: Thực hiện các biện pháp giảm stress như yoga hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn
- Giảm tiêu thụ cồn: Giảm tiêu thụ cồn hoặc tránh uống rượu
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra huyết áp định kỳ và tuân thủ điều trị không tự ý ngưng thuốc điều trị
Leave a Reply