Biến chứng của nhiễm Adenovirus

Adenovirus có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Việc nhận diện và điều trị các biến chứng của nhiễm Adenovirus sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng và giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, tìm hiểu các biến chứng của nhiễm Adenovirus là rất quan trọng để cung cấp cho bác sĩ thông tin cần thiết để giám sát và quản lý bệnh tốt hơn.

1. Yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng

– Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng.

– Loạn sản phế quản phổi và các bệnh lý phổi mạn tính khác.

– Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

– Các bệnh lý về nhiễm sắc thể, gen và rối loạn chuyển hoá.

– Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).

– Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

– Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh cơ tim).

– Bệnh lý thần kinh, thần kinh cơ: Bại não, thoái hóa cơ tủy.

– Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, sau cắt lách, teo lách.

– Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

– Bệnh thận mạn tính, xơ gan.

2. Biến chứng nặng của bệnh

2.1. Biến chứng sớm

2.1.1. Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) là biến chứng nguy hiểm của Adenovirus
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) là biến chứng nguy hiểm của nhiễm Adenovirus

– Khởi phát: các triệu chứng hô hấp mới hoặc xấu đi trong vòng một tuần kể từ khi có các triệu chứng lâm sàng.

– Xquang tim phổi, CT scan phổi hoặc siêu âm phổi: hình ảnh mờ hai phế trường mà không phải do tràn dịch màng phổi, xẹp thùy phi hoặc các nt ở phổi.

– Nguồn gốc của phù phổi không phải do suy tim hoặc quá tải dịchCần đánh giá khách quan (siêu âm tim) để loại trừ phù phổi do áp lực thủy tĩnh nếu không thấy các yếu tố nguy cơ.

– Thiếu oxy máu: Ở trẻ em tham khảo các chỉ số OI (Oxygenation Index)= MAPxFiO2x100/PaO2); OSI (chỉ số Oxygen hóa sử dụng SpO2) = MAPxFiO2x100/SpO2) cho người bệnh thở máy xâm nhập; và PaO2/FiO2 hay SPO2/FiO2 cho thở CPAP hay thở máy không xâm nhập; NIV BiLevel hoặc CPAP ≥ 5 cmH2O qua mặt nạ: PaO2/FiO2 ≤ 300 mmHg hoặc SpO2/FiO2 ≤ 264.

+ ARDS nhẹ (thở máy xâm nhập): 4 ≤ OI < 8 hoặc 5 ≤ OSI < 7,5

+ ARDS vừa (thở máy xâm nhập): 8 ≤ OI < 16 hoặc 7,5 ≤ OSI < 12,3

+ ARDS nặng (thở máy xâm nhập): OI ≥ 16 hoặc OSI ≥ 12,3

Chú ý: lâm sàng nghi ngờ ARDS khi thở ô xy mặt nạ hoặc thở không xâm lấn (NCPAP/HFNC) với FiO2 > 40% mới giữ SpO2 88 – 97%.

2.1.2. Bão cytokin

– Tình trạng suy hô hấp diễn biến nhanh SpO2 ≤ 93% khi thở khí trời hoặc nhu cầu oxy > 6 lít/phút; Xquang, CT scan phổi tổn thương mờ lan tỏa, tiến triển nhanh.

– Ferritin > 300 ug/L gấp đôi trong vòng 24 giờ, Ferritin > 600 ug/L tại thời điểm làm xét nghiệm.

– CRP > 100 mg/L, LDH > 250 U/L và tăng D-dimer (> 1000 mcg/L).

2.1.3. Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng

– Nhiễm trùng huyết: khi nghi ngờ hoặc khẳng định do nhiễm trùng và có ít nht 2 tiêu chuẩn của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và một trong số đó phải là thay đổi thân nhiệt hoặc số lượng bạch cầu bt thường.

– Sốc nhiễm trùng: xác định khi có

+ Bất kỳ tình trạng hạ huyết áp nào: khi huyết áp tâm thu < 5 bách phân vị hoặc > 2SD dưới ngưỡng bình thường theo lứa tuổi, hoặc (trẻ < 1 tui < 70 mmHg; trẻ từ 1-10 tuổi < 70 + 2 * tuổi; trẻ > 10 tuổi < 90 mmHg).

+ Hoặc có bất kỳ 2-3 dấu hiệu sau:

 Thay đổi ý thức

 Nhịp tim nhanh hoặc chậm (< 90 nhịp/phút hoặc > 160 lần/phút ở trẻ nhũ nhi, và < 70 lần/phút hoặc > 150 lần/phút ở trẻ nhỏ).

 Thời gian làm đầy mao mạch kéo dài (> 2 giây).

 Hoặc giãn mạch ấm/mạch nẩy; thở nhanh; da nổi vân tím

 Hoặc có chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết

 Tăng nồng độ lactate, thiểu niệu, tăng hoặc hạ thân nhiệt.

2.2. Biến chứng xa

Các tổn thương hoại tử biểu mô, thâm nhiễm viêm gây xơ hóa phổi và tăng sinh mô hạt gây tắc nghẽn tiểu phế quản từ đó làm biến dạng, ứ mủ và giãn phế quản là những tổn thương mô bệnh học đặc trưng trong viêm tiểu phế quản tắc nghẽn sau viêm phổi do vi rút adeno ở trẻ em.

Sau giai đoạn viêm cấp tính, trẻ có các triệu chứng của tắc nghẽn đường thở dai dẳng như ho đờm, khò khè, thở nhanh, khó thở khi gắng sức và khi nghỉ, nghe phổi có ran rít, ran ẩm khu trú hay lan tỏa, suy hô hấp mạn tính. Bệnh kéo dài có thể xuất hiện ngón tay dùi trống, lồng ngực biến dạng, chậm phát triển thể chất. Đo chức năng hô hấp thấy có hội chứng rối loạn thông khí tc nghẽn. Các biểu hiện này không đáp ứng với corticoid toàn thân, dạng hít hay thuốc giãn phế quản sau ít nhất 2 tuần điều trị. Xquang ngực thấy hình ảnh ứ khí, xẹp phổi, dày phế quản hay giãn phế quản. Chụp ct lớp vi tính lng ngực cho thy hình ảnh tổn thương kính mờ xen lẫn vùng ứ khí, có thể kèm dày thành phế quản, giãn phế quản, xẹp phổi hay đông đặc từng vùng.

Tóm lại, việc tìm hiểu các biến chứng của nhiễm Adenovirus là rất quan trọng để cung cấp cho bệnh nhân và các bác sĩ thông tin cần thiết để giám sát và quản lý bệnh tốt hơn, đồng thời giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *