Nhiễm virus Adeno có biểu hiện thế nào?

Virus Adeno là một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá ở con người, đặc biệt là ở trẻ em. Biểu hiện của nhiễm virus Adeno có thể khác nhau tùy thuộc vào loại virus và độ tuổi của người bị nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về triệu chứng của nhiễm Adeno virus.

1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus adeno gây bệnh ở người (HAdV) rất đa dạng, sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng như: sốt, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, buồn nôn, đau bụng. Giai đoạn toàn phát tùy theo các nhóm (type) HAdV khác nhau mà bệnh biểu hiện có các thể khác nhau.

Sốt là một trong những triệu chứng lâm sàng của nhiễm vi rút adeno
Sốt là một trong những triệu chứng lâm sàng của nhiễm vi rus Adeno

1.1. Thể sốt viêm họng – kết mạc

Thể bệnh này thường do type 3 và type 7 của HadV gây nên với đặc điểm sốt cấp tính và gây dịch: sốt cao, đau mắt đỏ kèm sưng và đau họng.

1.2. Thể viêm kết mạc 2 bên

Triệu chứng: giai đoạn 3  5 ngày đầu có sốt nhẹ, sưng hạch cổ 2 bên, đau mắt, sợ ánh sáng, nhìn mờ, phù mi mắt và tổ chức xung quanh hốc mắt, triệu chứng toàn thân ở mức trung bình hoặc nhẹ.

Sau 7 ngày, một số trường hợp trên giác mạc có những đám thâm nhiễm tròn, nhỏ có thể tạo thành những đám loét gây đau và thủng giác mạc. Viêm kết mạc thường khỏi trong vòng 3 hoặc 4 tuần, tổn thương giác mạc có thể tồn tại lâu hơn, để lại những vết mờ trên giác mạc làm ảnh hưởng đến thị giác trong vài tuần hoặc đôi khi để lại sẹo vĩnh viễn.

1.3. Thể viêm đường hô hấp cấp

Thể bệnh cũng chủ yếu do type 3 và type 7 gây nên. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm: sốt cao đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, ho, đau họng, sổ mũi, ngạt mũi và sưng hạch bạch huyết vùng cổ 2 bên.

Khoảng 10% bệnh tiến triển đến viêm phổi. Biểu hiện của viêm phổi khi trẻ vẫn sốt cao kèm ho tăng, có đờm, thở nhanh (< 2 tháng: ≥ 60 lần/phút; 2  11 tháng: ≥ 50 lần/phút; 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút), co rút lồng ngực hoặc thở rên (trẻ < 2 tháng), tiến triển nặng khi có suy hô hấp: phập phồng cánh mũi, khó thở, tím tái.

Một số trẻ có diễn biến nặng, xuất hiện các biểu hiện nặng như hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng.

1.4. Thể viêm dạ dày – ruột

Thể viêm dạ dày – ruột thường do type 40 và 41 gây nên, HadV là nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột hay gặp sau rotavirus và norovirus. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là: sốt, nôn, đau bụng và tiêu chảy, có thể viêm đại tràng xuất huyết nhưng ít gặp.

1.5. Các thể bệnh ít gặp

Thể bệnh ít gặp bao gồm các triệu chứng của tiểu khó, tiểu rắt, tiểu máu trong viêm bàng quang xut huyết, rối loạn chức năng thận. Ngoài ra biểu hiện rất hiếm gặp như viêm mô ống thận hoại tử, suy thận, viêm não – màng não, viêm cơ tim, viêm gan cấp, viêm túi mật và viêm tụy cấp…

2. Xét nghiệm

2.1. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên

– Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân:

+ Sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy vi rút, huyết thanh học và sinh học phân tử để phát hiện từ vật chất di truyền DNA của vi rút (Real-time PCR). Kỹ thuật nuôi cấy thường chỉ áp dụng trong các cơ sở nghiên cứu.

+ Huyết thanh học là kỹ thuật phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể, kỹ thuật sử dụng là test nhanh (rapid test) hoặc ELISA. Test nhanh tìm kháng nguyên của vi rút adeno có độ nhạy và đặc hiệu khoảng 60 – 70% thường được sử dụng để sàng lọc. Để chẩn đoán khẳng định cần làm Real-time PCR.

– Xét nghiệm khẳng định vi rút adeno bằng xét nghiệm Real-time PCR trong dịch tỵ hầu (có thể lấy dịch nội khí quản hoặc dịch rửa phế quản phế nang), xét nghiệm có giá trị trong chn đoán căn nguyên gây viêm phế quản phổi với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Xét nghiệm Real-time PCR bệnh phẩm máu trong quá trình điều trị được chỉ định theo yêu cầu cụ thể của phác đồ điều trị.

– Chỉ định xét nghiệm Real-time PCR tìm vi rút adeno:

+ Sốt cao liên tục trên 48 giờ, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, và

+ Biểu hiện viêm đường hô hấp, viêm kết mạc, nôn, rối loạn tiêu hóa, và

+ Xét nghiệm phản ứng viêm không đặc hiệu tăng cao, hoặc có bệnh kèm theo.

2.2. Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu và vi sinh, sinh học phân tử

Những biến đổi về xét nghiệm sinh hóa, huyết học của nhiễm vi rút adeno thường không đặc hiệu. Chỉ định xét nghiệm tùy theo mức độ của bệnh và điều kiện của cơ sở điều trị.

– Tổng phân tích tế bào máu: Bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ. Bạch cầu lympho giảm nặng, thiếu máu và giảm tiểu cầu trong trường hợp nặng.

– Các chỉ số viêm có thể tăng: CRP hoặc procalcitonin và/hoặc ferritin, và/hoặc LDH và/hoặc IL-6.

– Các xét nghiệm giúp chẩn đoán biến chứng, mức độ bệnh: điện giải đồ, đường máu, albumin, chức năng gan thận, khí máu, lactate, tổng phân tích nước tiểu.

– Với mức độ nặng, nguy kịch: Đông máu cơ bản (PT, aPTT, Fibrinogen, D-dimer), miễn dịch dịch th (IgA, IgG, IgM) miễn dịch tế bào (CD3, CD4, CD8). Nếu nghi ngờ có biểu hiện ở tim mạch: CK-MB, troponin I/T, BNP/NT-pro-BNP).

– Các xét nghiệm vi sinh: cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, dịch rửa phế quản – phế nang, mycoplasma, nấm, lao và các vi rút khác tùy tình trạng của người bệnh.

2.3. Chẩn đoán hình ảnh

– Xquang tim phổi có thể có hình ảnh mờ phế nang khu trú ở một thùy, nhiều thùy hay lan tỏa hai phế trường; ứ khí xen kẽ đám mờ rải rác; tràn dịch màng phổi khu trú, mờ rãnh liên thùy.

– Siêu âm phổi hình ảnh B – line đặc trưng của viêm phổi do vi rút, đông đặc dưới màng phổi. Siêu âm ổ bụng để loại trừ lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp.

– CT scan phổi khi tổn thương lan tỏa trên Xquang phổi: hình ảnh đông đặc nhu mô phi, kính mờ lan tỏa kèm ứ khí xen kẽ.

– Siêu âm tim trong các trường hợp nặng hoặc nghi ngờ có biểu hiện ở tim mạch.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *