Thực phẩm nào gây ngộ độc Botulinum?

Ngộ độc Botulinum là một loại ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum gây ra. Độc tố Botulinum là một loại độc tố mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ và khó thở nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Độc tố này được sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn sống trong môi trường không có oxy hoặc oxy hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ đề cấp đến các loại thực phẩm gây ngộ độc Botulium.

Thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình có thể gây ngộ độc Botuliium
Thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình có thể gây ngộ độc Botuliium

1. Tổng quan về ngộ độc Botulinum

Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra.

Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.

Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.

Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.

Hướng dẫn chẩn đoán điều trị này không bao gồm các trường hợp nhiễm độc độc tố botulinum do nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn các chủng vi khuẩn Clostridium sinh độc tố botulinum ở trẻ nhũ nhi hoặc ở người lớn, nhiễm độc tố botulinum qua đường hô hấp.

2. Nguyên nhân

2.1. Vi khuẩn sinh độc tố

– Các vi khuẩn Clostridium sinh độc tố botulinum thuộc về 4 chủng:

+ (1) Clostridium botulinum sinh các các độc tố botulinum type A, B, C, D, E, F, G.

+ (2) C. baratii sinh độc tố botulinum type F.

+ (3) C. butyricum sinh độc tố botulinum type E.

+ (4) C. argentinense sinh độc tố type G.

– Đây là các trực khuẩn Gram dương kỵ khí tuyệt đối, sinh nha bào. Nha bào tồn tại nhiều trong đất, không khí, nước biển, ruột hải sản, chịu được điều kiện đun sôi 100°C ở điều kiện áp suất 1 atm trong vài giờ.

2.2 Độc tố

– Chỉ các ngoại độc tố botulinum type A, B, E, F gây ngộ độc trên người. Độc tố botulinum có bản chất là protein, trọng lượng phân tử khoảng 150 nghìn Dalton, dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi (ăn thức ăn mới nấu chín không bị ngộ độc).

– Bệnh nhân có thể ngộ độc do một hoặc nhiều loại độc tố cùng lúc.

2.3. Loại thực phẩm gây ngộ độc

– Cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,….được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.

– Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.

– Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do: trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.

– Trường hợp đặc biệt: độc tố botulinum có thể bị đưa vào thực phẩm với mục đích khủng bố.

2.4. Độc động học và độc lực học

– Độc tố không bị phá hủy bởi a xít dịch vị và các men tiêu hóa, được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hồng tràng vào máu tới cơ quan đích là các synape cholinergic thuộc hệ vận động ở thần kinh ngoại biên, các đầu mút dây thần kinh phó giao cảm và các hạch tự đông, vào bên trong tế bào thần kinh. Chưa có thông tin cụ thể về hấp thu, chuyển hóa và thải trừ của độc tố.

– Cơ chế tác dụng: botulinum gắn không hồi phục tại cúc tận cùng ở tiền synape, cắt đứt các protein cấu trúc quan trọng trên màng cúc tận cùng và màng các túi chứa acetylcholine, ngăn cản quá trình giải phóng acetylcholine vào khe synape, ngăn cản dẫn truyền thần kinh ở các dây thần kinh vận động, phó giao cảm và các hạch tự động. Các synape bị tổn thương, để hồi phục có thể cần phải mọc lại các sợi trục và hình thành các synape mới. Hệ thần kinh trung ương và cảm giác không bị ảnh hưởng.

– Liều độc: liều 0,09 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70kg.

Độc tố Botulinum là một loại độc tố gây ra ngộ độc cực kỳ nguy hiểm. Nó được sản xuất bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Độc tố này có thể tồn tại trong nhiều loại thực phẩm và có thể gây ngộ độc nếu được tiêu thụ. Do đó, việc bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc Botulinum. Bất kỳ thực phẩm nào bị nghi ngờ có chứa độc tố Botulinum đều cần được tiêu hủy hoặc xử lý đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *