Phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc

Phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc là một phương pháp điều trị được khuyến cáo bởi Bộ Y tế nhằm điều trị bệnh lao và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc bao gồm sự kết hợp giữa các loại thuốc kháng lao để tiêu diệt vi khuẩn lao. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng hoặc lâu hơn nếu bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng thuốc.

Phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc là một phương pháp điều trị được khuyến cáo bởi Bộ Y tế
Phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc là một phương pháp điều trị được khuyến cáo bởi Bộ Y tế

1. Phác đồ A12RHZE/4RHE

○ Hướng dẫn:

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày.

○ Chỉ định: cho các trường hợp bệnh lao người lớn không có bằng chứng kháng thuốc.

○ Theo dõi – đánh giá kết quả

2. Phác đồ A2: 2RHZE/4RH

○ Hướng dẫn:

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc là R và H dùng hàng ngày.

○ Chỉ định: cho các trường hợp bệnh lao trẻ em không có bằng chứng kháng thuốc.

○ Theo dõi – đánh giá kết quả

3. Phác đồ B1: 2RHZE (S)/10RHE

○ Hướng dẫn:

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.

○ Chỉ định: lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn. Điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) khi không có chống chỉ định liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên (tham khảo thêm mục 4.8-sử dụng Corticosteroid trong một số trường hợp) và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn tấn công.

○ Theo dõi – đánh giá kết quả

4. Phác đồ B2: 2RHZE/10RH

○ Hướng dẫn:

Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.

Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày.

○ Chỉ định: lao màng não, lao xương khớp và lao hạch trẻ em. Điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên (tham khảo thêm mục 4.8-sử dụng Corticosteroid trong một số trường hợp) và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn tấn công.

○ Theo dõi – đánh giá kết quả

Lưu ý:

○ Đối với các trường hợp bệnh nhân lao được phân loại là tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị (nguy cơ kháng thuốc) – Không áp dụng phác đồ II như trước đây mà cần được làm xét nghiệm Xpert – Nếu kết quả Xpert có vi khuẩn lao không kháng R (xem sơ đồ chẩn đoán lao kháng thuốc-Phụ lục 2.1) cần chỉ định phác đồ A hoặc phác đồ B căn cứ vào vị trí tổn thương (phổi, ngoài phổi), độ tuổi (người lớn, trẻ em).

○ Trong quá trình điều trị PĐ A, PĐ B nếu người bệnh không âm hóa (sau giai đoạn tấn công) hoặc thất bại (sau 5 tháng điều trị) cần được kiểm tra việc tuân thủ điều trị, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng hấp thu thuốc và làm xét nghiệm Xpert và/ hoặc nuôi cấy đờm làm kháng sinh đồ với thuốc lao hàng 1 (tùy nguồn lực và thể bệnh)Căn cứ vào kết quả kháng R để chỉ định điều trị phù hợp

+ Nếu kết quả kháng R:

 Ưu tiên thu nhận vào phác đồ ngắn hạn (PĐ C) nếu đủ điều kiện:

*Tiêu chuẩn thu nhận:

• Lao kháng R, chưa có tiền sử dùng thuốc lao hàng hai có trong phác đồ hoặc dùng dưới 1 tháng.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

• Có bằng chứng kháng hoặc không có hiệu lực với 1 thuốc trong phác đồ, trừ H có lưu ý riêng:

▪ Đặc biệt lưu ý loại khỏi phác đồ nếu kháng Fluoroquinolones. Thời gian có kết quả MTB siêu kháng LPA càng sớm càng tốt, tối đa không vượt quá 1 tháng từ lúc gửi mẫu đến lúc nhận được kết quả.

▪ Đối với H: Nếu kháng H do đột biến ở một trong 2 vị trí hoặc inhA, hoặc KatG vẫn có thể chỉ định phác đồ. Nếu kháng do đột biến đồng thời cả Kat G và inhA thì loại trừ khỏi phác đồ

• Có tổn thương rộng ở phổi hoặc lao ngoài phổi nghiêm trọng, lao ngoài phổi phức tạp

• Có thai hoặc cho con bú

• Người mẫn cảm với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ, không dung nạp thuốc hoặc có nguy cơ ngộ độc thuốc (tương tác thuốc)

• Bệnh nhân có khoảng QTc ≥ 500 ms trên điện tâm đồ

• Bệnh nhân có men gan cao gấp 3-4 lần mức bình thường

• Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác và thần kinh ngoại vi

• Trẻ em dưới 6 tuổi

○ Trường hợp không đủ điều kiện thu nhận vào phác đồ ngắn hạn (PĐ C), có thể chuyển sang phác đồ dài hạn

+ Nếu kết quả không kháng R:

○ Kết quả Xpert (lao phổi, lao màng não) không kháng R: Tiếp tục điều trị và làm XN nuôi cấy, KSĐ hàng 1 (LPA hoặc KSĐ truyền thống) để điều chỉnh phác đồ cá nhân

○ Kết quả nuôi cấy, KSĐ hàng 1 (lao ngoài phổi khác) không kháng R: Điều chỉnh phác đồ cá nhân căn cứ vào kết quả KSĐ hàng 1 đối với các thuốc khác R.

 Trong quá trình điều trị PĐ A, PĐ B nếu người bệnh không dung nạp thì điều chỉnh phác đồ cá nhân phù hợp (phối hợp thuốc theo nguyên tắc nêu tại mục 1.1 – nguyên tắc điều trị lao. Có thể thông qua Hội đồng điều trị tại cơ sở hoặc tuyến Trung ương, Miền nếu cần thiết)

Tóm lại, việc sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn lao nhạy cảm với thuốc rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng lao cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó việc sử dụng thuốc phải được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia y tế.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *