Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh lý tự miễn dịch mà cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại các tế bào và mô của chính nó. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau khớp, phát ban trên da, sốt và đau đầu, và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh là rất quan trọng.
1. Bệnh Lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh lý tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại các tế bào và mô của chính nó. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm da, khớp, thận, tim và não. Các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể khác nhau đối với từng người và có thể bao gồm sốt, đau khớp, mệt mỏi, đau đầu, phát ban trên da, và các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
2. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
2.1. Nguyên tắc chung
− Đánh giá mức độ nặng của bệnh.
− Điều trị bao gồm: giai đoạn tấn công, củng cố và duy trì.
− Cân nhắc cẩn thận giữa tác dụng mong muốn và tác dụng phụ của mỗi loại thuốc.
2.2. Điều trị cụ thể
− Thuốc kháng viêm không steroid: trong các trường hợp lupus kèm viêm đau khớp, sốt và viêm nhẹ các màng tự nhiên nhưng không kèm tổn thương các cơ quan lớn. Nên tránh dùng ở các bệnh nhân viêm thận đang hoạt động.
− Hydroxychloroquine 200mg/ngày đáp ứng tốt với các trường hợp có ban, nhạy cảm với ánh sáng, đau hoặc viêm khớp, biến chứng ở mắt rất hiếm (theo dõi: khám mắt 1 lần/năm).
− Liệu pháp glucocorticoid: dùng đường toàn thân.
Chỉ định: lupus ban đỏ có đe dọa tính mạng như có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán hoặc lupus ban đỏ không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn.
Liều dùng:
+ 1-2mg/kg đường uống. Khi bệnh kiểm soát tốt, giảm liều prednisolone 10% mỗi 7-10 ngày.
+ Dùng methylprednisolone đường tĩnh mạch 500mg mỗi 12 giờ trong 3-5 ngày được dùng trong các trường hợp tổn thương thận tiến triển nhanh, tổn thương thần kinh nặng và giảm tiểu cầu nặng. Sau đó chuyển sang dùng corticoid bằng đường uống và giảm liều tương tự như trên.
− Liệu pháp dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác:
Chỉ định: Lupus ban đỏ thể nặng có khả năng đe dọa tính mạng như viêm cầu thận cấp nặng, có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu và thiếu máu huyết tán hoặc lupus không đáp ứng với corticoid hoặc xuất hiện tác dụng phụ nặng của corticoid.
Liều dùng: có nhiều loại thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau, hoặc với corticoid.
+ Cyclophosphamide: 0,5- 1g/m2 da, đường tĩnh mạch 3-4 tuần/ lần trong 6-7 tháng hoặc 1,0-5,0 mg/kg/ngày đường uống. Cần phối hợp với mesna (mercapto – ethanesulphonic acid) để dự phòng biến chứng tại bàng quang.
+ Dapsone 100mg/ngày (ít sử dụng).
+ Azathioprine (2-2,5mg/kg/ngày), mycophenolate mofetil (500-1500mg), đây là nhóm thuốc hiện đang được ưa chuộng vì ít tác dụng phụ, hiệu quả cao, thích hợp với các phụ nữ còn độ tuổi sinh đẻ, tuy nhiên giá thành tương đối cao.
+ Methotrexate 7,5-20 mg/tuần.
+ Các thuốc khác: leflunomide, liệu pháp hormon, thalidomide, truyền tĩnh mạch immunoglobulin liều cao…
+ Chế phẩm sinh học: rituximab (mab Thera) là thuốc ức chế tế bào B với liều mỗi năm một lần gồm hai đợt mỗi đợt truyền hai lần cách nhau hai tuần với liều 500-1000mg/lần. Cần sàng lọc lao, viêm gan và các bệnh nhiễm khuẩn nặng trước khi điều trị sinh học cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
2.3. Điều trị không dùng thuốc
Chủ yếu là đối với thể nhẹ, bao gồm: nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, dự phòng nhiễm khuẩn, giáo dục bệnh nhân hiểu rõ về bệnh.
Một số trường hợp tổn thương suy thận nặng có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
3. Tiến triển – Biến chứng
3.1. Tiến triển
- Thể cấp: tiến triển nhanh và tử vong sau vài tháng.
- Thể mạn: tiến triển chậm, tiên lượng tốt.
- Thể bán cấp: tiến triển từng đợt, ngày càng nặng dần. Bệnh nặng thêm nếu có thai, nhiễm
- khuẩn, chấn thương, phẫu thuật, stress, lạm dụng thuốc. Thời gian sống trung bình 5 – 10 năm.
- Hội chứng Sharp: ít biểu hiện ở nội tạng nên tiên lượng tốt hơn.
3.2. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:
- Viêm mạch máu: Bệnh Lupus có thể gây ra viêm mạch máu, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan và mô trong cơ thể.
- Viêm khớp: Viêm khớp là một triệu chứng chính của bệnh Lupus, làm cho các khớp trở nên đau đớn, sưng tấy và vôi hóa.
- Viêm thận: Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra viêm thận và làm suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến suy thận.
- Viêm màng não: Viêm màng não là một biến chứng hiếm gặp của bệnh Lupus, nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
- Bệnh tim: Bệnh Lupus có thể gây ra viêm ở màng bọc tim, dẫn đến các triệu chứng như đau ngực, khó thở và mệt mỏi.
- Phổi: Lupus ban đỏ làm người bệnh dễ bị viêm phổi, viêm màng phổi, dẫn tới tràn dịch màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, thuyên tắc phổi và xuất huyết phổi, gây đau đớn khi thở.
Có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về sự nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
4. Phòng bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
− Cẩn thận khi sử dụng một số thuốc dễ gây mẫn cảm, nhất là kháng sinh như procainamide, hydralazine, minocycline, diltiazem, penicillamine, INH, quinidine, methyldopa….
− Đề phòng các đợt nhiễm khuẩn.
Leave a Reply