Bệnh giãn phế quản là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đây là một bệnh lý đường hô hấp có nguy cơ gây ra tình trạng khó thở và ho ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sinh lý bệnh và nguyên nhân của căn bệnh này
1. Đặc điểm đường dẫn khí ở trẻ em (thanh quản, khí quản, phế quản)
- Thanh quản: có hình phễu mở rộng ở phía trên. Ở trẻ bú mẹ, thanh quản nằm ở vị trí cao hơn 2 đốt sống so với người lớn. Thanh quản phát triển từ từ nhưng tới tuổi dậy thì thì phát triển mạnh. Dưới 6-7 tuổi, thanh môn hẹp, dây thanh âm ngắn, vì vậy giọng nói của trẻ em cao hơn người lớn. Từ 12 tuổi, dây thanh âm con trai dài hơn con gái, do đó giọng con trai trầm hơn.
- Cây phế quản: từ khí quản đến phế nang có 23 lần phân nhánh (23 thế hệ, khí quản là thế hệ 0, hai phế quản gốc là thế hệ 1). Phế quản chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái ở ngang đốt sống ngực 4. Phế quản chính phải thường to hơn, ngắn hơn và dốc hơn nên dễ bị mắc dị vật vào bên phổi phải. Sự phân chia cây phế quản là cơ sở cho sự phân chia thùy phổi.
- Phế quản chính phải: gồm 10 phế quản phân thùy, chia 3 nhanh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới; tương ứng với phổi phải có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới.
- Phếquản chính trái cũng gồm 10 phế quản phân thùy, chia 2 nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới; tương ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.
- Cây phế quản khi chia đến phế quản phân thùy thì tiếp tục chia thành các phế quản hạ phân thùy lớn, các phế quản hạ phân thùy nhỏ rồi tới các tiểu phế quản (khoảng thế hệ thứ 10). Thế hệ thứ 16 là tiểu phế quản tận cùng. Các thế hệ 17 đến 19 là các tiểu phế quản hô hấp (từ thế hệ 17 trở đi mới có chức năng trao đổi khí). Thế hệ 20 đến 22 là ống phế nang.
2.Bệnh giãn phế quản ở trẻ em là gì?
Giãn phế quản ở trẻ em là hiện tượng phế quản giãn nở bất thường trên hình ảnh từ máy chụp cắt lớp vi tính, thường kèm theo triệu chứng lâm sàng như ho khan/ho có đờm dai dẳng hoặc tái phát, và nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến các quá trình sinh lý bệnh khác nhau, bao gồm nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát, tắc nghẽn đường thở và/hoặc suy giảm khả năng tống xuất chất nhầy. Tất cả những yếu tố này dẫn đến một chuỗi các vấn đề bệnh lý tăng dần cho thành phế quản.
3. Sinh lý bệnh
3.1. Sinh bệnh học
Giãn phế quản là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố:
- Yếu tố vật chủ : bao gồm tuổi của bệnh nhân, chức năng nuốt và chức năng hô hấp, chức năng miễn dịch, di truyền.
- Yếu tố môi trường: phơi nhiễm với mầm bệnh qua đường hô hấp hoặc do không khí ô nhiễm
- Các yếu tố tại chỗ ở phổi: hạn chế hoặc tắc nghẽn đường thở
- Nhiễm trùng: với tình trạng viêm, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính và phá hủy mô
- Thành phần chất nhầy bất thường và khả năng tống xuất kém.
– Vai trò của các yếu tố này là tương đối khác nhau. Các yếu tố thúc đẩy nhiễm trùng, đặc biệt là môi trường ô nhiễm hay tắc nghẽn đường thở, là yếu tố then chốt của nhiều trường hợp giãn phế quản ở trẻ em.
– Trong một số trường hợp, sự suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc rối loạn điều hòa miễn dịch tiềm tàng cũng đóng một vai trò nhất định.
– Các quá trình này có xu hướng dẫn đến một vòng xoắn bệnh lý, trong đó nhiễm trùng đường hô hấp dưới mạn tính hoặc tái phát gây viêm dẫn đến suy giảm khả năng tống xuất chất nhầy, từ đó thúc đẩy vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng gây tổn thương lâu dài tới cấu trúc đường hô hấp dưới và làm bệnh nặng hơn.
3.2. Mô bệnh học
Đặc điểm mô bệnh học chính trong giãn phế quản là sự giãn và viêm của thành phế quản, đặc biệt là các phế quản ở ngoại vi. Những thay đổi ban đầu bao gồm phù nề thành phế quản và sự phá hủy elastin, cuối cùng dẫn đến phá hủy cơ trơn và sụn phế quản gần đó và gây ra giãn phế quản tiến triển. Sinh thiết niêm mạc phế quản cho thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng sự giải phóng interleukin 8, thâm nhiễm tế bào đơn nhân (bao gồm chủ yếu là tế bào T CD4+ và đại thực bào CD68+), quá sản tuyến nhầy và tăng khối lượng cơ trơn đường thở.
3.3. Hình ảnh học
Chẩn đoán thường được thực hiện bằng chụp cắt lớp vi tính ngực (CT), phương pháp hiện nay là tiêu chuẩn vàng. Hình ảnh có thể cho thấy sự dày lên bất thường của đường thở với các dấu hiệu:
- Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
- Các phế quản không nhỏ dần được quy định khi phế quản trên một đoạn dài 2 cm có đường kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.
– Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1 cm.
– Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất.
4. Nguyên nhân của bệnh giãn phế quản ở trẻ em
Ở những vùng dân cư có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính hay không được điều trị là nguyên nhân phổ biến gây giãn phế quản ở trẻ em. Ngược lại, ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, nhiễm trùng không phải là nguyên nhân phổ biến trừ khi có bất thường về giải phẫu hoặc hệ miễn dịch. Các nguyên nhân chính bao gồm:
- Viêm phế quản kéo dài do vi khuẩn: Hiện nay ngày càng được công nhận là nguyên nhân gây ra bệnh phổi mãn tính ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới, được đặc trưng bởi ho có đờm mãn tính và nhiễm trung phế quản với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp thông thường.
- Ho gà và sởi: Mắc ho gà và sởi thời thơ ấu có liên quan đến sự phát sinh giãn phế quản ở trẻ em.
- Adenovirus: Nhiễm adenovirus trong giai đoạn đầu đời có liên quan. Trong dịch rửa phế quản của trẻ em bị giãn phế quản, adenovirus C thường được tìm thấy.
- Lao sơ nhiễm: Lao sơ nhiễm hiện vẫn là nguyên nhân quan trọng gây giãn phế quản ở trẻ em tại Việt Nam. Các cơ chế của lao gây giãn phế quản bao gồm hạch rốn phổi gây tắc nghẽn và xơ hóa phổi gây co kéo.
- Mycoplasma
Leave a Reply