Di chuyển lồi cầu – Đại cương hình bao vận động và chức năng.

Chuyển động chức năng của hàm dưới cấu thành nền tảng cơ bản nhất của thiết kế khớp cắn lý tưởng. Nội dung toàn bộ của hài hòa khớp cắn được dựa trên tương quan chính xác giữa các răng để hàm dưới chuyển động như thế nào khi hoạt động chức năng và cận chức năng. Điểm khởi đầu để hiểu về hình bao chức năng là hiểu trước tiên về hình bao vận động. Cùng tìm hiểu về di chuyển lồi cầu – đại cương về hình bao vận động và chức năng.

1. Di chuyển lồi cầu – Hình bao vận động

Mọi răng hàm dưới có một hình bao vận động vạch ra giới hạn ngoài mỗi răng hàm dưới có thể di chuyển. Hàm dưới quy định những giới hạn chuyển động này. Ở một mức độ rộng hơn, giới hạn chuyển động hàm dưới trực tiếp liên quan đến giới hạn quy định bởi các dây chẳng, xương và cơ trên khớp thái dương hàm. Hai lồi cầu có thể lui sau và lên trên, xoay để há hàm, di chuyển ra trước và xoay hàm dưới sang bên chỉ tới một mức độ nào đó. Bởi thế, khớp thái dương hàm có một hình bao vận động thiết lập đường biên (hình bao) cho tất cả chuyển động của răng nằm trong xương hàm dưới. Hình bao vận động có thể bị biến đổi theo hướng bị giới hạn bởi răng gây cản trở chức năng cơ nhai sinh lý.

1.1. Hình bao vận động của lồi cầu

Từ tương quan tâm (điểm đỏ) trong hình, (A) lồi cầu không thể đi lên trên hoặc ra sau thêm nữa (trừ khi chịu ngoại lực hướng ra sau). Lồi cầu có thể đi ra trước và xuống dưới theo sườn sau của lồi khớp. Nó có thể di chuyển đến bất kì đâu trong hình bao vận động của nó và có thể xoay xung quanh theo cả trục ngang và trục dọc khi nó đi ra trước và ra sau và sang bên. Xoay thuần túy ở tương quan tâm có thể xảy ra cho đến khi dừng lại bởi dây chẳng ngoài tại điểm mà lồi cầu phải đi ra trước để tiếp tục xoay.

van-dong-di-chuyen-loi-cau

1.2. Hình bao vận động của các răng cửa hàm dưới

Hình (B) phản ánh giới hạn của chuyển động lồi cầu. Đường màu đỏ là quỹ đạo biên sau nhất tạo bởi các răng cửa hàm dưới và cũng thể hiện chiều dài tối đa của cung há/ngậm ở tương quan tâm trước khi hàm dưới phải đi ra trước để há to hơn. Các răng cửa hàm dưới có thể di chuyển đến bất kì đầu trong hình bao vận động nhưng chúng không thể di chuyển ra ngoài đường biên tạo nên hình bao vận động.
Một số nhà tiên phong đầu tiên trong chuyên ngành nha khoa cắn khớp và phục hình dự đoán rằng nếu chuyển động biên của lồi cầu kiểm soát hình bao vận động của hàm dưới, thì ghi lại quỹ đạo lồi cầu và sao lưu nó trên một giá khớp điều chỉnh toàn phần sẽ cung cấp một phương pháp chính xác để phân tích và điều trị khớp cắn. Thoát khỏi quan niệm này, thuyết hàm học đã ra đời. Những thiết bị ghi truyền (pantographic recording de- vices) đã phát triển hoàn hảo và việc ghi lại quỹ đạo lồi cầu trở thành tiêu chuẩn cho điều trị cắn khớp chất lượng bởi một lực lượng các “nhà hàm học” đang tăng nhanh. Tôi phải thừa nhận rằng đôi khi tôi là một người đề xướng các khái niệm của thuyết hàm học. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều về chúng với một số cha đẻ của thuyết hàm học (Stallard, Stuart, Thomas, Paine, Luccia, Granger, Guichet). Tất cả đều là người đóng góp lớn cho ngành nha khoa. Có nhiều thứ để học từ việc thực hành thuyết hàm học, nhưng đúng lúc đó, một số sai lầm trong quan niệm trở nên rõ ràng và một số chủ nghĩa chính đã bị loại bỏ từ đó. Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào những thay đổi quan niệm liên quan đến hình bao chức năng.

2. Di chuyển lồi cầu – Hình bao chức năng

Điều đầu tiên để hiểu về hình bao chức năng là chuyển động chức năng của hàm dưới xảy ra trong hình bao vận động và không thể được xác định bởi việc ghi lại chuyển động biên của lồi cầu. Vẽ truyền sử dụng một điểm tựa trung tâm để phân tách các răng ra, bởi thế lồi cầu tự do di chuyển dọc theo tất cả quỹ đạo biên của nó mà không bị cản trở bởi độ nghiêng của các răng bị lệch. Đồ hình này làm tốt việc ghi lại chính xác chuyển động biên nhưng nó chỉ ghi lại quỹ đạo biên lồi cầu. Các thông tin đó không đủ để xác định một hình bao chức năng xảy ra trong hình bao vận động.

2.1. Ảnh hưởng của răng

Chúng ta hãy nhìn lại những yếu tố quyết định của cắn khớp. Bạn sẽ thấy rằng quỹ đạo lồi cầu quy định phần giới hạn sau của hàm dưới di chuyển như thế nào. Đó là yếu tố quyết định đầu tiên. Yếu tố quyết định thứ hai được kiểm soát bởi răng. Theo lý tưởng, hướng dẫn trước quy định phần giới hạn trước của hàm dưới di chuyển như thế nào. Trong một khớp cắn hoàn hảo, sự kết hợp của hướng dẫn lối cầu và hướng dẫn trước xác định quỹ đạo hàm dưới khi thực hiện chức năng. Trong một mối quan hệ khớp cắn lý tưởng, tất cả tiếp xúc răng sau được xác định bởi quỹ đạo biên kết hợp tại phần giới hạn trước và giới hạn sau của hàm dưới. Như vậy, những răng trước đóng một vai trò chủ đạo trong việc thiết lập quỹ đạo chức năng mà hàm dưới có thể di chuyển.

di-chuỷn-loi-cau-1
Cả hướng dẫn lồi cầu ở phía sau và hướng dẫn trước ở phía trước xác định quỹ đạo chức năng của hàm dưới. Các răng sau nên tiếp xúc ở tương quan tâm nhưng nên nhả khớp khi hàm dưới di chuyển từ tương quan tâm. Các răng sau phải không làm cản trở hướng dẫn lối cầu hoặc hướng dẫn trước trong suốt vận động chức năng của hàm.

Điều này có nghĩa là vị trí, độ nghiêng và đường viền phía trong của răng trước hàm trên kết hợp lại để thiết lập hướng dẫn trước. Điều này cũng có nghĩa là vị trí của các rìa cắn hàm trên là cực kỳ quan trọng trong việc xác định có hay không một hướng dẫn trước hài hòa với hình bao chức năng lý tưởng hay là cản trở nó. Xác định rìa cắn chính xác là xác định quan trọng thứ hai một nha sĩ phải làm liên quan đến cắn khớp (tương quan tâm là quan trọng nhất). Vị trí rìa cắn của bệnh nhân này so với bệnh nhân kia là rất khác nhau và không thể được xác định ngay cả bằng việc ghi lại hình bao vận động một cách tinh vi nhất.

di-chuyen-loi-cau-2
Những biến đổi trong hình bao chức năng vốn do cách các răng trước được hướng dẫn khi mọc vào vị trí khoảng trung hòa của chúng bởi lưỡi và mỗi. Các thụ cảm cơ học trong và quanh răng lập trình hoạt động cơ trong vận động hàm chức năng. Vị trí rìa cắn nên hài hòa với hình bao chức năng. Giới hạn ngoài của quỹ đạo hàm tiềm tàng (hình bao vận động) không phải là một yếu tố trong việc xác định vị trí của các rìa cắn hoặc hình bao chức năng.

Các nhà hàm học thuở ban đầu đã không hiểu rằng hướng dẫn trước không được xác định bởi hình bao vận động. Đúng hơn là hướng dẫn trước được xác định bằng hình bao chức năng và nó khác biệt giữa các bệnh nhân cho dù quỹ đạo lồi cầu hoặc hình bao vận động thế nào. Không cần bất kỳ loại hướng dẫn trước nào giống như hướng dẫn lồi cầu. Nó là một thực thể hoàn toàn riêng biệt và đòi hỏi thủ thuật lâm sàng riêng biệt để xác định.

2.2. Quan niệm hài hòa

Khi phục hồi các răng trước trên, những đường viền phía lưỡi nên hài hòa với hình bao chức năng từ tiếp xúc tương quan tâm tới vị trí rìa cắn. Không cản trở hình bao chức năng là không đủ. Nếu đạt được bề ngoài đẹp nhất, chức năng tốt nhất, phát âm tốt nhất và ổn định lâu dài nhất thì các rìa cắn răng trên phải được hài hòa với hình bao chức năng.

Trong tất cả những lỗi mà điều trị phục hồi hoặc chỉnh hình răng gặp phải, sự kháng hình bao chức năng là một trong những vấn đề đáng bàn nhất. Đặt các răng trước vào một tương quan làm thu hẹp một hình bao chức năng ngang hơn là một nguyên nhân gần như chắc chắn của mòn răng quá mức, lung lay răng hoặc di chuyển răng. Thật không may, đó là một sai lầm phổ biến. Khi bạn thấy mòn quá mức ở rìa môi-cắn của các răng trước hàm dưới hoặc mặt trong của các răng trước trên, hãy luôn luôn tìm kiếm sự kháng hình bao chức năng như là một nguyên nhân tiềm năng.

Nguồn:

1. Robertson LT, Levy JH, Petrisor D, et al: Vibration per- ception thresholds of human maxillary and mandibular central incisors. Arch Oral Biol 1294:1-8, 2003.
2. Jacobs R, van Steenberghe D: Role of periodontal liga- ment receptors in the tactile function of teeth: a review. J Periodont Res 29:153-167, 1994.
3. Ash MM, Ramfjord SP:Occlusion,ed 4, Philadelphia, 1995, WB Saunders.
4. Hannam AG, et al: The relationship between dental oc- clusion, muscle activity, and associated jaw movement in man. Arch Oral Biol 22:25, 1977.
5. Taylor A: Proprioception in the strategy of jaw movement control. In Kawamura Y, Dubner R, eds: Oral-facial sen- sory and motor function, Tokyo, 1981, Quintessence.
6. Williamson EH, Lundquist DO: Anterior guidance: Its ef- fect on anterior temporalis and masseter muscles. J Pros- thet Dent 39:816-823, 1983.
7. Levy JH: University of Oregon research: personal com- munication.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *