Đại cương hội chứng thiếu máu ở  trẻ em

Trẻ bị thiếu máu là một tình trạng khá thường gặp, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thiếu máu sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thiếu máu ở trẻ em là trường hợp giảm nồng độ hemoglobin hay khối hồng cầu, thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là thiếu máu ở trẻ em khi lượng hemoglobin (Hb) dưới giới hạn sau đây:

Tuổi / giới tính Hb bình thường

(g/dL)

Thiếu máu

(Hb ≤ giới hạn)

Trẻ sơ sinh (đủ tháng)

Trẻ từ 2 – 6 tháng

Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Trẻ từ 2 – 6 tuổi

Trẻ từ 6 – 12 tuổi

Nam trưởng thành

Nữ trưởng thành (không mang thai)

13.5 – 18.5

9.5 – 13.5

10.5-13.5

11.0 – 14.4

11.5 – 15.5

13.0 – 17.0

12.0 – 15.0

13.5 (Hct 34%)

9.5 (Hct 28%)

10.5 (Hct 33%)

11.0 (Hct 33%)

11.5 (Hct 34%)

13.0 (Hct 39%)

12.0 (Hct 36%)

1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính do 3 nhóm nguyên nhân: giảm sản xuất, tăng phá hủy hồng cầu và mất máu.

minh-hoa-thieu-mau-tre-em

Thiếu máu có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính do 3 nhóm nguyên nhân: giảm sản xuất, tăng phá hủy hồng cầu và mất máu.

1.1 Giảm sản xuất, rối loạn trưởng thành của dòng hồng cầu hoặc phóng thích hồng cầu từ tủy xương.

  • Suy tủy: Bẩm sinh hay mắc phải.
  • Suy tủy dòng hồng cầu: Hội chứng Diamond-Blacfan, thiếu nguyên hồng cầu thoáng qua ở trẻ em (transient erythroblastopenia of childhood)
  • Tủy bị thay thế: Bệnh lý ác tính, Bệnh xương đá, Xơ tủy
  • Giảm sản xuất erythropoietin
  • Suy thận mãn
  • Suy giáp, suy tuyến yên
  • Viêm nhiễm mãn
  • Suy dinh dưỡng protein
  • Thiếu sắt, vitamin B12, đồng.
  • Hội chứng thalassemia, ngộ độc chì, thiếu máu nguyên bào sắt, thiếu vitamin B6

1.2 Tăng phá hủy

  • Hồng cầu hình liềm và các bệnh lý hemoglobin.
  • Khiếm khuyết màng hồng cầu.
  • Thiếu men của hồng cầu.
  • Thiếu máu tán huyết miễn dịch.
  • Hội chứng tán huyết urê huyết cao.
  • Van tim nhân tạo.
  • Tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm

1.3 Mất máu

  • Chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu.
  • Các bệnh lý rối loạn xuất huyết.

2. Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng

2.1 Bệnh sử

            Chẩn đoán thiếu máu không khó dựa vào triệu chứng da niêm xanh xao, lòng bàn tay nhạt và xét nghiệm định lượng Hb, Hct. Vấn đề là phải chẩn đoán nguyên nhân để điều trị triệt để. Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu máu cần khai thác bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng kỹ lưỡng và chọn lọc xét nghiệm từng bước.

Yếu tố Nguyên nhân liên quan
Tuổi Sơ sinh Thiếu máu ở trẻ sinh đôi, thiếu tháng, nhẹ cân, mất máu do rỉ máu rốn do thiếu Vitamin K, tán huyết do bất đồng nhóm máu mẹ con, nhiễm trùng sơ sinh.
3-6 tháng Thiếu máu dinh dưỡng, thiếu sắt, bệnh máu ác tính, thalassemia
Trên 5 tuổi Nhiễm giun móc, suy tuỷ, bệnh máu ác tính, nhiễm trùng mãn.
Giới Bệnh liên quan nhiễm sắc thể X: thiếu hụt G6PD, hemophillia.
Khởi phát thiếu máu Rất nhanh: chảy máu cấp, tán huyết cấp

Từ từ: thiếu máu do nhiều nguyên nhân, thiếu máu thứ phát do bệnh hệ thống, toàn thể.

Dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt, thiếu protein – năng lượng, còi xương, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12.
Nhiễm trùng Thiếu máu do nhiễm trùng mãn tính, sốt rét, viêm gan mạn, lao
Thuốc, nhiễm độc Thiếu máu suy tủy, tán huyết
Tiền sử gia đình Thalassemia, thiếu G6PD, hemophillia
Chấn thương Mất máu cấp
Tiền sử chảy máu Thiếu máu thứ phát sau mất máu do giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tiêu phân đen do giun móc, loét dạ dày tá tràng, suy gan.

 

2.2 Khám thực thể

Lâm sàng Hướng chẩn đoán
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh kèm theo:

·       Chảy máu rốn kéo dài, tiêu phân đen, có triệu chứng thần kinh – màng não.

·       Vàng da sẫm màu, trẻ lờ đờ, co cứng

 

 

Thiếu máu do xuất huyết thiếu Vitamin K.

Tán huyết do bất đồng nhóm máu mẹ – con.

Thiếu máu ở trẻ nhỏ, thiếu sữa mẹ, SDD, đẻ non, sinh đôi TMTS, thiếu yếu tố tạo máu
Thiếu máu ở trẻ lớn, đau bụng, tiêu phân đen Thiếu máu giun móc
Thiếu máu, vàng da, gan lách to, nước tiểu sẫm màu Thiếu máu tán huyết
Thiếu máu, sốt cơn, lách to Sốt rét
Thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng Suy tủy
Thiếu máu, xuất huyết, gan lách hạch to, đau xương, sốt kéo dài Bạch huyết cấp, HC thực bào máu
Thiếu máu, sốt kéo dài, tình trạng nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn mãn tính
Thiếu máu, cao huyết áp Suy thận mãn

 

2.3 Đề nghị cận lâm sàng

Xét nghiệm thường quy

  • Hct
  • Huyết đồ (Hb, các chỉ số hồng cầu: MCV, MCH,…)
  • Phết máu ngoại biên, KSTSR
  • Hồng cầu lưới

Xét nghiệm hướng tới nguyên nhân

  • TPTNT, Hb / niệu
  • Bilirubin gián tiếp / máu
  • Sắt huyết thanh, Ferritin
  • Test de Coombs TT, GT
  • Kháng thể bất thường
  • Điện di Hb
  • Định lượng G6PD
  • Tuỷ đồ

3. Hướng điều trị thiếu máu ở trẻ em

3.1 Nguyên tắc điều trị thiếu máu ở trẻ em:

  • Điều trị triệu chứng thiếu máu
  • Điều trị nguyên nhân

3.2 Điều trị triệu chứng

  • Truyền máu: Chỉ định truyền máu tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, Hct, Hb và tùy bệnh nền.

3.3 Điều trị nguyên nhân:

  • Điều trị các nguyên nhân đặc hiệu được trình bày trong các bài riêng như: suy tủy, thalassemia, sốt rét, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu tán huyết miễn dịch.
  • Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamine B12:
    • Folic: 1 – 5 mg/ngày, uống từ 1-2 tháng.
    • Vitamine B12: 1mg tiêm bắp/ngày, trong 10 – 14 ngày. Sau đó 1mg tiêm bắp mỗi tháng.

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *