Chăm sóc tổn thương da do Ung thư theo Bộ Y tế

Tổn thương da do ung thư có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Cham soc ton thuong da
Chăm sóc tổn thương da

1. Định nghĩa tổn thương da

Tổn thương da do ung thư hình thành trên nền các ung thư tiến triển hoặc di căn. 

Tổn thương da do ung thư có thể đem lại nhiều khó chịu cho người bệnh, từ những vấn đề thể chất như đau nhức, nhiễm trùng, chảy dịch/máu, mùi hôi, cho đến những vấn đề về tâm lý, xã hội, tâm linh. 

Khối u lớn nhanh, thiếu máu nuôi, vỡ ra da, vỡ hoại tử trung tâm, tiết dịch, mùi hôi, nhiễm trùng, chảy máu, đau

  • Vết thương có thể lành: Nếu có thể can thiệp điều trị đặc hiệu như xạ trị hoặc hóa trị có thể điều trị ung thư, việc điều trị triệt để với mục tiêu làm lành tổn thường phải được ưu tiên
  • Vết thương không thể lành: tập trung vào kiểm soát triệu chứng như: đau nhứt, chảy máu, nhiễm trùng, mùi hôi,..

2. Chăm sóc tổn thương da do ung thư

  • Làm sạch vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối vô trùng 0,9% 
  • Tránh dùng dung dịch có tính sát khuẩn cao như hydrogen peroxid (oxy già), povidon – iod …vì chúng có thể gây tổn thương mô và đau đớn 
  • Chăm sóc như một vết thương thông thường 
  • Giảm đau trước khi thay băng đối với đau không liên tục và đau theo chu kỳ: nên gây tê và/ hoặc sử dụng thuốc giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật. 
  • Đau tại chỗ: báo cáo triệu chứng đau hiện có của người bệnh để cùng thảo luận với bác sĩ về việc: đắp morphin sulfat phối hợp với các chất gây tê như xylocain 2% hoặc morphin sulfat dạng tiêm 10mg + 8g gel tan trong nước (tạo hỗn hợp Morphin gel 0,125%) bôi trên bề mặt vết thương là cần thiết.

3. Dịch tiết

  • Xem xét sử dụng hydrofiber thấm và băng che có khả năng thấm dịch cao hoặc băng hydrocolloid để ngăn chặn sự tiết dịch. 
  • Bảo vệ vùng da xung quanh vết thương với kẽm oxit, mỡ dầu. 
  • Kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân khi cần

4. Tình trạng nhiễm trùng 

Nhiễm trùng có thể gây nên mùi hôi kèm theo tiết dịch mủ.

Nếu chỉ nhiễm trùng bề mặt: vệ sinh tổn thương với nước muối sinh lý hoặc nước cất, có thể sử dụng dung dịch gây độc tế bào như povidon – iod, oxy già. Iod có khả năng làm sạch tổn thương, mặc dù một số người bệnh thấy iod gây kích ứng và gây đau. Đối với Pseudomonas, axit acetic 0,0025% có thể hỗ trợ làm giảm tăng sinh vi khuẩn khi sử dụng kèm kháng sinh tại chỗ/toàn thân. 

Cắt lọc tổn thương cẩn thận, và đắp kháng sinh tại chỗ trong mỗi lần thay băng. Metronidazol và bạc sulfadiazin thường dùng để kiểm soát nhiễm trùng kỵ khí trong ung thư, thường có khả năng kiểm soát tốt nhiễm trùng bề mặt trong vòng 5-7 ngày. 

Nếu nhiễm trùng lan sâu xuống bên dưới tổn thương, hoặc lan rộng sang mô lành xung quanh, cần thêm metronidazol 250-500mg đường uống hoặc tĩnh mạch mỗi 8 giờ đến khi hết nhiễm trùng. Cần lưu ý nhắc nhở người bệnh không uống rượu khi sử dụng metronidazol. 

Nếu có biểu hiện nhiễm nấm rõ rệt hoặc tổn thương đóng nhiều lớp mày, trộn thêm thuốc kháng nấm tại chỗ, như ketoconazol, với kháng sinh tại chỗ hoặc luân phiên sử dụng 

5. Kiểm soát mùi hôi 

Cắt lọc mô thối rữa. Rửa sạch tổn thương kỹ càng để loại bỏ dịch mủ, sau đó cắt lọc mô hoại tử càng nhiều càng tốt.  

Phẫu thuật, tự ly giải…  

Cắt lọc cẩn thận mô hoại tử có nguy cơ nhiễm trùng  

Chú ý tổn thương bở, đau, dễ chảy máu 

Tăng thông khí. Để cửa sổ mở để không khí trong lành có thể vào phòng, hoặc cho quạt quay chậm để lưu thông không khí trong phòng mà không làm người bệnh bị lạnh. Hấp thụ mùi hôi. 

Dùng mùi thay thế. Sử dụng các mùi mà người bệnh và gia đình có thể chịu đựng được, ví dụ, cà phê, vani, hay giấm. Tránh các loại nước hoa thương mại do nhiều loại gây khó chịu với người bệnh ung thư tiến xa. 

Kiểm soát mùi hôi bằng hóa chất 

6. Tình trạng chảy máu 

Giảm nguy cơ chảy máu khi thay băng: làm ướt băng trước khi tháo, gỡ băng chậm và từ rìa vào trong, dùng gạc không dính khi thay băng (mepitel, alginat, urgotul…)… 

Gỡ bỏ từng lớp băng chậm rãi, bắt đầu từ các phần rìa của lớp băng. 

Tránh thay băng thường xuyên nếu không cần thiết.

Khi bề mặt tổn thương bở nhiều, cần dùng một miếng gạc lưới từ polymer tổng hợp, với tính chất không dính, không thấm hút, làm lớp băng đầu tiên 

Kiểm soát chảy máu nhẹ đến trung bình 

Đè ép có trọng điểm nơi chảy máu với áp lực trong 10 – 15 phút với băng bạc alginate hoặc gạc tẩm tác nhân cầm máu tại chỗ (adrenalin 1:1000, tranexamic axit, sucralfat…) 

Trường hợp chảy máu dai dẳng có thể cân nhắc xạ trị giảm nhẹ tại chỗ

7. Kết luận khi điều trị tổn thương da

Tổn thương da do ung thư làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và giao tiếp xã hội của người bệnh. Các hỗ trợ duy trì chất lượng sống cho người bệnh là một điều vô cùng hữu ích. Điều dưỡng cần: 

  • Quản lý tốt các triệu chứng kèm theo mà người bệnh đang có. 
  • Nâng cao nhận thức cá nhân của người bệnh: chia sẻ các thông tin cần thiết về việc chăm sóc vết loét. 
  • Trấn an và hỗ trợ tinh thần cho người bệnh và gia đình; giúp người bệnh đối diện với vết loét với tinh thần thoải mái 
  • Giới thiệu các chuyên viên công tác xã hội, tâm lý xã hội, các dịch vụ tư vấn, khi cần.
  • Khuyến khích và tạo điều kiện để người bệnh tiếp cận với phương pháp điều trị nghệ thuật, yoga, chuyên gia dinh dưỡng…

Nguồn: Global Cancer, Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *