Vai trò của dây chằng chéo sau (DCCS)

Dây chằng chéo sau (DCCS) cùng với dây chằng chéo trước (DCCT) là thành phần quan trọng trong sự đảm bảo vững chắc về mặt động học theo chiều trước sau của khớp gối. Tổn thương DCCS ít gặp hơn nhiều so với tổn thương DCCT. Tỷ lệ đứt DCCS thay đổi từ 1- 44% các trường hợp chấn thương khớp gối cấp tính tùy thuộc vào quần thể nghiên cứu. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về vai trò của dây chằng chéo sau (DCCS)

Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh

Ngày phát hành: 30/03/2022

1. Tổng quan chung về vai trò của DCCS

DCCS có thể chịu lực căng từ 739 đến 1627 N. Sở dĩ DCCS có biên độ chịu tải lớn như vậy bởi, từng bó sợi của DCCS hoạt động căng giãn khác nhau trong quá trình gấp duỗi gối nên sức chịu tải ủa toàn bộ dây chằng không đồng nghĩa với sức chịu tải của dây chẳng khi căng dây chẳng trên một bình diện. Bởi vậy sức chịu tải thật sự của dây chằng chỉ là con số Vater-Pacini (thụ thể cảm nhận tốc độ) và các đầu tận thần kinh tự đo (thụ thế cảm nhân đau) trong cấu tạo mô học của DCCS [28], [29], [30]. Nghiên cứu của Katonis và cs cũng chi ra rằng, đứt DCCS không chi ảnh hưởng đến cơ sinh học của khớp gối mà còn gửi những tín hiệu hướng tâm tác động đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh [29], ước đoán. Hơn nữa, tuổi tác cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hường đến sức căng của dây chằng. Như đã mô tả ở trên, DCCS bao gồm 2 bó chức năng là BTN và BST. BTN có thiết diện và sức căng lớn hơn nhiều BST. Sức căng trung bình của dây chằng SC-LCĐ là 300 N, tương đương với sức căng của BST. Nhiều tác giả ghi nhận rằng, tồn thương DCCS đơn thuần gây nên sự dịch chuyển rất nhỏ ra sau của mâm chày so với đầu dưới xương đùi khi duỗi gối, nhưng sự dịch chuyến này trở lên lớn hơn khi gấp gối. Đã có những nghiên cứu phác họa quá trình dịch chuyển ra sau của xương chày so với xương đùi, biểu hiện rõ nét ảnh hưởng của sự thiếu vang vai trò của DCCS trong quá trình gấp gối, ảnh hưởng rõ rệt nhất ở tư thế gấp gối 90 độ. Bởi vậy, tư thế thăm khám thích hợp nhất để phát hiện tổn thương DCCS là tư thế gấp gối 90 độ.

So sánh sự di lệch ra sau cùa xương chày so với xương đùi ở người bình thường và ớ người bị tổn thương DCCS trong quá trình gấp duỗi khớp gối
So sánh sự di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi ở người bình thường và ớ người bị tổn thương DCCS trong quá trình gấp duỗi khớp gối

Mặc dù DCCS là yếu tổ đầu tiên chống lại sự di lệch ra sau của mâm chày so với xương đùi trong quá trình gấp gối, không cấu trúc nào trong số các thành phần chức năng cấu tạo nên DCCS có vai trò chống lại sự di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi ở tư thế duỗi gối hết tầm và chống lại sự xoay ngoài của xương chày trong quá trình hoạt động của khớp gối. Vai trò quan trọng của cơ chế giữ vững thứ hai được nhác tới đó là cấu trúc của góc sau ngoài, có vai trồ trong việc kiếm soát sự di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi đồng thời là yếu tố tiên phát chống lại sự xoay ngoài của xương chày đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu cơ sinh học.

Cấu trúc được chú ý tới nhiều nhất trong số các thành phần của góc sau ngoài là phức hợp gân cơ khoeo. Phức hợp này bao gồm phần gân cơ khoeo và phần dây chằng liên kết giữa gân cơ khoeo với xương mác, xương chày, sụn chêm. Vì các cấu trúc này nằm ờ góc sau ngoài của khớp gối, chúng co lại khi duỗi gối nên có vai trò chống lại sự di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi khi duỗi gối và chống lại sự xoay ngoài của xương chày so với xương đùi ở bất cứ tư thế nào của khớp gối. Gân cơ khoeo bản thân nó [à một yếu tố giữ vững tĩnh đồng thời cũng là một yếu tố giữ vững động của khớp gối. Một lưu ý quan trọng là, mặc đủ dây chằng bên ngoài (DCBN) là một phần của cẩu trúc góc sau ngoài nhưng chức năng của DCBN lại hoàn toàn độc lập với cấu trúc góc sau ngoài. DCBN có tác dụng chống lại sự vẹo trong của khớp gối mà không hồ trợ các cấu trúc góc sau ngoài chống lại sự di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi. Bởi vậy khi đánh giá khớp gối cần phải đánh giả riêng biệt sự mất vững vẹo trong, mất vững ra sau, mất vững sau ngoài. Cuối cùng, hoạt động của gân cơ Hamstring và gân cơ tứ đầu cũng góp phẩn trong cơ chế giữ vững động làm giảm gánh nặng chức năng cho các cấu trúc góc sau ngoài.

2. Vai trò phối hợp của DCCS và các cấu trúc góc sau ngoài

Vai trò phối hợp của DCCS và các cấu trúc góc sau ngoài trong việc chống lại sự di lệch ra sau và xoay ngoài của xương chày đà được mô là cụ thể. Tổn thương phổi hợp cả hai cấu trúc này làm tăng độ mất vững của khớp gối rất nhiều so với trường hợp chỉ bị tổn thương một trong hai cấu trúc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra ràng, tổn thương đơn thuần của DCCS hoặc cấu trúc góc sau ngoài có thể làm tăng độ di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi khoảng 12 mm ở tư thế duỗi gối và ớ tư thế gấp gối 90 độ. Trong trường hợp tổn thương phối hợp của cả DCCS và cấu trúc góc sau ngoài, di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi có thể lên đến 25 nom ở mồi tư thế. Cũng tương tự như vậy, thiểu vắng một trong hai cấu trúc sẽ tăng áp lực chức năng lên cẩu trúc còn lại và làm tăng nguy cơ tốn thương cấu trúc còn lại.

 


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *