Rau tiền đạo là một trong những bệnh lý của bánh rau về vị trí bám gây chảy máu. Tuỳ vào cơ chế chảy máu khác nhau mà chúng ta sẽ có cách xử trí phù hợp để hạn chế tử vong và đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
1. Rau tiền đạo là gì?
Rau tiền đạo là 1 phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới và cổ tử cung gây chảy máu trong 3 tháng cuối, chuyển dạ và sau đẻ. Và tính chất chảy máu trong rau tiền đạo là chảy máu ồ ạt, số lượng nhiều, máu đỏ tươi, máu loãng lẫn máu cục, có thể tự cầm và có tiền sử chảy máu từ 3 tháng cuối.
Phân loại theo giải phẫu:
- Rau bám thấp: một phần rau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung
- Rau bám bên: một phần bánh rau bám thấp hơn nữa xuống đoạn dưới tử cung
- Rau bám mép: một mép bánh rau bám sát vào lỗ rách của màng rau
- Rau bám bán trung tâm: một phần bánh rau che lấp kín toàn bộ lỗ cổ tử cung và phần còn lại là màng ối
- Rau tiền đạo trung tâm: bánh rau che lấp kín toàn bộ lỗ cổ tử cung
Nguyên nhân: người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân gây rau tiền đạo. Nhưng người ta thấy tần suất tăng lên ở những người có tiền sử:
- Tiền sử rau tiền đạo
- Tiền sử mổ đẻ
- Tiền sử mổ tử cung vì bất kỳ lý do nào
- Tiền sử nạo hút thai, sảy thai
- Tiền sử đẻ nhiều
- Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung và bóc rau nhân tạo
Những nguyên nhân trên có thể làm tổn thương niêm mạc tử cung ở vùng đáy dẫn tới sự hình thành màng rụng và làm tổ ở vùng đáy tử cung không đầy đủ nên dễ dẫn đến rau tiền đạo.
Rau tiền đạo là 1 cấp cứu trong sản khoa. Nếu được phát hiện sớm và xử trí tốt, chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cho mẹ và con. Ngày nay nhờ có siêu âm hình ảnh, chúng ta có thể phát hiện sớm khi chưa có dấu hiệu chảy máu là một thuận lợi cho chuẩn đoán và xử trí rau tiền đạo.
Nguyên tắc xử trí rau tiền đạo:
- Cầm máu cứu mẹ là chính, tuỳ theo tuổi thai, mức độ mất máu, và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà quyết định kéo dài tuổi thai hay lấy thai ra. Luôn luôn đánh giá mức độ mất máu để truyền máu cho phù hợp.
- Khi nghi ngờ rau tiền đạo phải chuyển sản phụ lên tuyến huyện có trung tâm phẫu thuật.
- Nghi ngờ hoặc chuẩn đoán rau tiền đạo cài răng lượng thì chuyển sản phụ lên tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.
2. Cơ chế chảy máu của rau tiền đạo?
2.1 Do sự hình thành dần đoạn dưới ở 3 tháng cuối
Eo tử cung bình thường là 0,5 cm giãn dần từ lúc chuyển dạ hình thành đoạn dưới thực sự, trong đó mặt trước giãn tới 11 cm, mặt sau thì giãn tới 9 cm vì mặt trước không có gì cản trở còn mặt sau thì có các xương cùng cụt,…Trong khi đó bánh rau không đàn hôig được gây co kéo làm cho đứt mạch máu giữa tử cung và bánh rau gây chảy máu.
2.2 Do có cơn co tử cung ở 3 tháng cuối
Ngưỡng cơn co tử cung > 25-30 mmHg người mẹ mới có cảm giác đau. Khi có 1 cơn co thì tử cung sẽ bóp chặt lại, hết cơn co tử cung sẽ giãn ra mà cơ tử cung đàn hồi rất nhanh nhưng gau rau thì không thể đàn hồi như thế làm rách gai rau và gây chảy máu.
Trong trường hợp cơn co tử cung xuất hiện ra máu thì chúng ta sẽ dùng giảm co. Nên là không phải trường hợp nào cũng đều dùng giảm co.
2.3 Sự thành lập đầu ối khi chuyển dạ
Khi thành lập đầu ối, ối phồng lên gây co kéo vào màng ối, màng ối rau tiền đạo lại đầy lên không giãn ra được gây co kéo mạnh vào bánh rau gây gây chảy máu. Vì vậy, trong rau tiền đạo bị chảy máu mà còn màng ối, ta phải bấm ối để cầm máu.
2.4 Khi thai đi ngang qua bánh rau
Thai đi ngang qua bánh rau, thai có khả năng bám cọ sát vào bánh rau làm rau bong gáy chảy máu nhưng không chảy máu ngay lúc đó mà chỉ chảy máu khi thai đã đi ngang qua sẽ tạo ra sự chảy máu ồ ạt sau sổ thai. Đối với trường hợp thai đã chuyển dạ có ối, chúng ta cố định ngôi thai bằng cách bấm ối, xé ối dọc theo song song méo với rau thai hạn chế di chuyển của ngôi thai vì còn nước ối ngôi thai sẽ di chuyển nhiều hơn.
3. Rau tiền đạo cài răng lược
Là hình thái nặng nề nhất của rau tiền đạo vì mạch máu tăng sinh ở đoạn dưới tử cung nhiều, có thể đâm xuyên bàng quang hay gặp ở sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ.
Phẫu thuật sẽ rất khó khăn, mất máu nhiều và tổn thương bàng quang.
Sản phụ phải được nằm viện điều trị tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.
Mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng, kíp phẫu thuật và gây mê hồi sức có kinh nghiệm, phải chuẩn bị đủ máu và phương tiện hồi sức.
Nên mổ chủ động dọc thân tử cung phía trên chỗ rau bám hoặc ở đáy tử cung để lấy thai, tránh rạch vào bánh rau trước khi lấy thai ra. Sau đó không bóc rau mà chủ động cắt tử cung để hạn chế mất máu.
Tuỳ vào cơ chế chảy máu khác nhau chúng ta sẽ có những cách xử trí phù hợp và hiệu quả. Khi chảy máu nhiều có nguy cơ đe doạ tính mạng người mẹ thì bắt buộc phải mổ lấy thai đối với mọi tuổi thai ngay cả khi thai đã chết hay còn sống.
Leave a Reply