Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân COVID-19 là rất quan trọng, bởi vì các bệnh này có thể ảnh hưởng đến mức độ đường huyết và sức khỏe của bệnh nhân vì bệnh COVID-19 có thể làm tăng mức đường huyết ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường. Do đó, kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân COVID-19 nhầm để đảm bảo sức khỏe toàn diện của bệnh nhân. Các biện pháp kiểm soát đường huyết phù hợp cần được thực hiện cho các bệnh nhân COVID 19.
1. Quản lý mức độ đường huyết liên quan đến corticoid
1.1. Đánh giá chung
Trước hết cần loại trừ đái tháo đường có nhiễm toan ceton và tình trạng tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu bằng xét nghiệm glucose máu, khí máu động mạch, creatinin và điện giải đồ. Nếu có nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu thì sẽ điều trị theo phác đồ của toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu.
1.2. Mục tiêu và tần suất theo dõi glucose máu mao mạch
– Mục tiêu glucose máu = 6 đến 10 mmol/L (có thể chấp nhận < 12 mmol/L)
– Đo glucose máu mao mạch 4 lần/ngày vào trước các mũi tiêm insulin (trước ăn sáng – trưa – tối và lúc đi ngủ) và khi nghi ngờ hạ glucose máu.
![](http://noithathoaphat.in/ctv/wp-content/uploads/2023/04/4-7.jpg)
2. Kiểm soát đường huyết khi dùng corticoid
2.1. Kiểm soát đường huyết khi bắt đầu dùng corticoid
– Nếu HbA1C < 7% và glucose máu bình thường, người bệnh đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết: Tiếp tục phác đồ, trừ ức chế SGLT-2. Nếu glucose máu tăng thì chuyển qua điều trị thêm 1 mũi insulin nền (NPH hoặc Glargin) tiêm dưới da.
Lưu ý nếu dùng 1 liều corticoid vào buổi sáng thì cũng phải tiêm mũi insulin nền vào buổi sáng
– Nếu HbA1C < 7% và glucose máu bình thường, người bệnh đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết + insulin: tiếp tục phác đồ, trừ ức chế SGLT-2. Nếu glucose máu cao: tăng liều insulin.
– Nếu HbA1C > 7% và glucose máu cao, người bệnh đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết: Chuyển điều trị insulin theo phác đồ 4 mũi/ngày (3 mũi nhanh trước ăn + 1 mũi nền).
– Nếu HbA1C > 7% và glucose máu cao, người bệnh đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết + Insulin: Chuyển phác đồ Insulin tích cực 4 mũi/ngày (3 mũi nhanh trước ăn + 1 mũi nền), liều insulin có thể cao hơn bình thường.
– Nếu không biết kết quả HbA1C và không biết điều trị trước khi nhập viện: Tiêm insulin nền với liều 0,3 UI/kg/ngày.
+ Dùng methylprednisolon 1 lần/ngày: Tiêm 1 mũi NPH.
+ Dùng methylprednisolon 2 lần/ngày: Tiêm 2 mũi NPH (2/3 sáng và 1/3 chiều).
+ Dùng dexamethason: Tiêm 1 mũi Glargin hoặc 2 mũi NPH.
– Nếu người bệnh đang điều trị 2 mũi insulin hỗn hợp/ngày: Tăng liều 10 – 20% khi bắt đầu dùng corticoid.
2.2. Điều chỉnh liều insulin khi glucose máu cao > 12 mmol/L
Bảng 1. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 1 mũi insulin nền/ngày
Glucose máu trước tiêm | Chỉnh liều insulin | |
mmol/L | mg/dL | |
≤ 4.0 | ≤ 72 | Giảm 20% liều insulin |
4.1 – 6.0 | 72 – 108 | Giảm 10% liều insulin |
6.1 – 12.0 | 108 – 216 | Giữ nguyên liều |
12.1 – 18.0 | 216 – 324 | Tăng 10% liều insulin |
≥ 18.0 | ≥ 324 | Tăng 20% liều insulin |
Bảng 2. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 2 mũi insulin hỗn hợp/ngày (Premixed)/ngày: Tiêm insulin trước bữa ăn 30 phút
Kết quả glucose máu | Chỉnh liều mũi insulin* | |
mmol/L | mg/dL | |
≤ 4.0 | ≤ 72 | Giảm 20% liều insulin |
4.1 – 6.0 | 72 – 108 | Giảm 10% liều insulin |
6.1 – 12.0 | 108 – 216 | Giữ nguyên liều |
12.1 – 18.0 | 216 – 324 | Tăng 10% liều insulin |
≥ 18.0 | ≥ 324 | Tăng 20% liều insulin |
Chú ý: Nếu glucose máu cao/thấp buổi sáng thì điều chỉnh liều insulin buổi tối ngày hôm đó. Còn nếu glucose máu cao/thấp buổi chiều thì điều chỉnh liều insulin sáng ngày hôm sau.
Bảng 3. Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 4 mũi insulin/ngày (phác đồ Basal – Bolus): chỉnh liều insulin nhanh (regular) theo cân nặng và mức đề kháng insulin (dựa vào tổng liều insulin/ngày)
Glucose máu | Tổng liều < 50 đơn vị Nặng < 50 kg | Tổng liều: 50 – 100 đơn vị Nặng 50 – 100 kg | Tổng liều > 100 đơn vị Nặng > 100 kg | |
mmol/L | mg/dL | |||
12.0 – 14.9 | 216 – 270 | 2 đơn vị | 3 đơn vị | 4 đơn vị |
15.0 – 16.9 | 270 – 306 | 2 đơn vị | 3 đơn vị | 5 đơn vị |
17.0 – 18.9 | 306 – 342 | 3 đơn vị | 4 đơn vị | 5 đơn vị |
19.0 – 20.9 | 342 – 378 | 3 đơn vị | 5 đơn vị | 6 đơn vị |
21.0 – 22.9 | 378 – 414 | 4 đơn vị | 6 đơn vị | 7 đơn vị |
23.0 – 24.9 | 414 – 450 | 4 đơn vị | 7 đơn vị | 8 đơn vị |
25.0 – 27.0 | 450 – 486 | 5 đơn vị | 8 đơn vị | 9 đơn vị |
> 27.0 | > 486 | 6 đơn vị | 9 đơn vị | 10 đơn vị |
Chú ý: Nếu bị hạ glucose máu < 4,0 mmol/L: xử trí cho uống/truyền glucose và giảm liều 3-4 đơn vị của mũi insulin gây hạ glucose máu.
2.3. Phác đồ truyền insulin nhanh tĩnh mạch khi glucose máu quá cao
Bảng 4. Phác đồ truyền insulin nhanh tĩnh mạch khi người bệnh đái tháo đường có nhiễm toan ceton
Cột A | Cột B | Cột C | |||
ĐH (mmol/L) | Insulin (U/h) | ĐH (mmol/L) | Insulin (U/h) | ĐH (mmol/L) | Insulin (U/h) |
ĐH < 4,0 = hạ ĐH | ĐH < 4,0 = hạ ĐH | ĐH < 4,0 = hạ ĐH | |||
4,0 – < 5,0 | Ngừng | 4,0 – < 5,0 | Ngừng | 4,0 – < 5,0 | Ngừng |
5,0 – 6,4 | 0,5 | 5,0 – 6,4 | 1,0 | 5,0 – 6,4 | 2,0 |
6,5 – 9,9 | 1,0 | 6,5 – 9,9 | 2,0 | 6,5 – 9,9 | 4,0 |
10,0 – 11,4 | 1,5 | 10,0 – 11,4 | 3,0 | 10,0 – 11,4 | 5,0 |
11,5 – 12,9 | 2,0 | 11,5 – 12,9 | 4,0 | 11,5 – 12,9 | 6,0 |
13,0 – 14,9 | 3,0 | 13,0 – 14,9 | 5,0 | 13,0 – 14,9 | 8,0 |
15,0 – 16,4 | 3,0 | 15,0 – 16,4 | 6,0 | 15,0 – 16,4 | 10,0 |
16,5 – 17,9 | 4,0 | 16,5 – 17,9 | 7,0 | 16,5 – 17,9 | 12,0 |
18,0 – 20,0 | 5,0 | 18,0 – 20,0 | 8,0 | 18,0 – 20,0 | 14,0 |
> 20,0 | 6,0 | > 20,0 | 12,0 | > 20,0 | 16,0 |
Lưu ý:
– Luôn bắt đầu từ cột A.
– Thử glucose máu 2 giờ/lần. Mỗi lần thử glucose máu cần đánh giá (1) glucose máu có < 11 mmol/L và (2) glucose máu có giảm ít nhất 3 mmol/L so với trước đó không.
+ Nếu có: giữ nguyên cột.
+ Nếu không: Chuyển liều từ cột A => cột B => cột C.
– Nếu 2 lần thử glucose máu liên tiếp < 4 mmol/L: chuyển liều từ cột C → cột B → cột A.
– Nếu 4 lần thử glucose máu liên tiếp vẫn ở cột C: Hội chẩn bác sỹ chuyên khoa Nội tiết ngay.
3. Các biện pháp kiểm soát đường huyết khác
3.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng
Các bệnh nhân nên ăn chế độ ăn đa dạng và cân bằng như các khuyến cáo cho người đái tháo đường nói chung để giữ đường huyết ổn định, và tăng cường hệ miễn dịch.
Việc duy trì chế độ ăn có thể gặp khó khăn do không có đủ nguồn cung cấp rau xanh, hoặc ăn nhiều đồ rán, bánh ngọt do gia đình nghỉ ở nhà nên thường nấu nhiều món chiên rán, làm bánh ngọt…
3.2. Chế độ vận động
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập trong nhà dành cho người mắc đái tháo đường như:
– Đi bộ nhanh trên thảm, đạp xe trong nhà…
– Thực hiện các bài tập nâng toàn thân để duy trì sức mạnh cơ như chống đẩy, đứng lên – ngồi xuống, các bài tập tăng sức cơ bụng hoặc cơ thắt lưng.
– Tập nhảy dây, lên xuống cầu thang…
– Làm việc nhà, làm vườn… cũng rất hữu ích.
– Đồng thời, hạn chế xem TV < 1 giờ/ngày
Nên tập tăng dần, và các bài tập có thể chia ra nhiều đợt trong ngày, mỗi đợt kéo dài 15 – 20 phút. Đồng thời phải theo dõi sức khỏe cả trước, trong và sau khi tập.
Nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID 19 của Bộ Y tế 2022
Leave a Reply