Đánh giá mức độ nặng và kiểm soát hen phế quản theo Bộ Y tế

Việc đánh giá mức độ nặng và kiểm soát hen phế quản theo hướng dẫn của Bộ Y tế là rất quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu được đánh giá và điều trị kịp thời, hen phế quản có thể được kiểm soát tốt và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Việc đánh giá mức độ nặng và kiểm soát hen phế quản rất quan trọng
Việc đánh giá mức độ nặng và kiểm soát hen phế quản rất quan trọng

 1. Đánh giá độ nặng của hen phế quản

– Mức độ nặng của hen được đánh giá hồi cứu từ mức điều trị cần thiết để kiểm soát triệu chứng và đợt cấp. Đánh giá mức độ hen có thể được thực hiện khi người bệnh đã điều trị thường xuyên với thuốc kiểm soát trong vài tháng:

+ Hen nhẹ là hen được kiểm soát tốt với điều trị bậc 1 hoặc bậc 2, nghĩa là chỉ dùng thuốc kiểm soát khi có triệu chứng hoặc điều trị với các thuốc kiểm soát như ICS liều thấp, kháng thụ thể leukotriene (LTRA) hoặc chromone.

+ Hen trung bình là hen được kiểm soát tốt với điều trị bậc 3, ví dụ như với ICS/LABA liều thấp.

+ Hen nặng là hen đòi hỏi điều trị ở bậc 4 hoặc 5 để duy trì sự kiểm soát hoặc hen không kiểm soát được dù điều trị ở mức này.

2. Đánh giá kiểm soát hen

Kiểm soát hen giúp hạn chế, giảm ảnh hưởng của hen có thể quan sát thấy được trên bệnh nhân do điều trị. Kiểm soát hen gồm có hai vấn đề: kiểm soát triệu chứng và giảm yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu hơn trong tương lai.

Bảng 1. Đánh giá việc kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai

A. Mức độ kiểm soát triệu chứng bệnh hen
4 tuần qua, bệnh nhân có:

Kiểm soát hoàn toàn

Kiểm soát một phần

Không kiểm soát

– Triệu chứng ban ngày >2 lần/tuần?

– Bất kỳ đêm nào thức giấc do hen?

– Cần thuốc giảm triệu chứng >2 lần/tuần?

– Giới hạn bất kỳ hoạt động nào do hen?

Có □ Không □

Có □ Không □

Có □ Không □

Có □ Không □

Không có

Có 1-2

Có 3-4

B. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến kết cục hen xấu
– Đánh giá các yếu tố nguy cơ lúc chẩn đoán và định kỳ, đặc biệt với các bệnh nhân thường có đợt cấp.

– Đo FEV1 lúc bắt đầu điều trị, sau 3-6 tháng điều trị kiểm soát để ghi lại chức năng hô hấp tốt nhất, sau đó định kỳ để liên tục đánh giá nguy cơ.

Có triệu chứng hen không được kiểm soát là yếu tố nguy cơ quan trọng xuất hiện đợt cấp

Các yếu tố nguy cơ khác có thể thay đổi được (thậm chí ở những bệnh nhân có ít triệu chứng) gây đợt cấp

– Thuốc: ICS không được chỉ định; kém tuân thủ ICS; kỹ thuật hít không đúng; sử dụng SABA nhiều (tỷ lệ tử vong tăng nếu ≥ 1 bình 200 liều/ tháng, hoặc nguy cơ nhập viện tăng nếu dùng ≥ 3 bình 200 liều/ năm)

– Bệnh đồng mắc: béo phì, viêm mũi mạn tính, GERD, dị ứng thức ăn, lo lắng, trầm cảm, có thai;

– Phơi nhiễm: khói thuốc; tiếp xúc với dị nguyên; ô nhiễm không khí;

– Có các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý hay đời sống – kinh tế

– Chức năng phổi: FEV1 thấp, đặc biệt nếu < 60% dự đoán; biến đổi nhiều;

– Một số xét nghiệm khác: tăng bạch cầu ái toan trong đờm/ máu, tăng FENO

Yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng khác của đợt cấp gồm:

– Đã được đặt nội khí quản hoặc nhập khoa điều trị tích cực do hen;

– Có 1 hoặc nhiều đợt cấp nặng trong 12 tháng qua;

Có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ đợt cấp ngay cả khi các triệu chứng được kiểm soát tốt.
Yếu tố nguy cơ gây giới hạn luồng khí dai dẳng bao gồm: sinh non, sinh nhẹ cân và tăng cân nhiều khi mới sinh; không điều trị ICS đầy đủ; tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại, phơi nhiểm nghề nghiệp; FEV1 ban đầu thấp; tăng tiết nhầy mạn tính; tăng bạch cầu ái toan trong đờm hoặc máu
Yếu tố nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc gồm:

– Toàn thân: dùng thường xuyên corticoid uống (OCS); ICS liều cao và/hoặc có hoạt tính mạnh trong một thời gian dài; dùng kèm thuốc ức chế P450

– Tại chỗ: ICS liều cao và/hoặc có hoạt tính mạnh; kỹ thuật hít kém

2.1. Vai trò của chức năng hô hấp trong theo dõi hen phế quản

Khi đã có chẩn đoán hen, chức năng hô hấp rất hữu ích với vai trò là một chỉ số quan trọng để xác định các nguy cơ tương lai. FEV1 thấp là dấu hiệu dự báo độc lập nguy cơ đợt cấp, nhất là khi FEV1 < 60% dự đoán.

Chức năng hô hấp cần được đo khi khám, chẩn đoán bệnh; sau 3-6 tháng điều trị và định kỳ sau đó. Hầu hết các bệnh nhân khi đã ổn định vẫn cần được đo chức năng hô hấp định kỳ. Việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành thường xuyên hơn với những bệnh nhân có nguy cơ cao xuất hiện đợt cấp, hoặc giảm chức năng phổi.

Khi đã có chẩn đoán hen, theo dõi LLĐ ngắn hạn được sử dụng để đánh giá đáp ứng điều trị, xác định hen trở nặng. Sau điều trị ICS, LLĐ sẽ đạt mức trung bình 2 tuần, và tiếp tục tăng trong khoảng 3 tháng. Theo dõi LLĐ dài hạn thường áp dụng trong hen nặng, trên lâm sàng, chỉ số LLĐ giúp hỗ trợ trong tư vấn người bệnh.

2.2. Các đánh giá cần thiết cho bệnh nhân hen không được kiểm soát

Hầu hết bệnh nhân đạt kiểm soát hen tốt nhờ điều trị đúng, tránh yếu tố nguy cơ, và khám định kỳ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân không đạt được kiểm soát hen phế quản. Trong những trường hợp đó: cần tiến hành các thăm dò theo lược đồ sau:

Bảng 2. Các đánh giá cần thiết cho hen không được kiểm soát

Quan sát bệnh nhân sử dụng ống hít. Trao đổi về tuân thủ điều trị và những khó khăn khi sử dụng So sánh kỹ thuật hít với bảng kiểm dụng cụ hít. Điều chỉnh các bước dùng sai; kiểm tra lại thường xuyên. Cần đồng cảm khi thảo luận với bệnh người về những khó khăn khi tuân thủ điều trị.

                                                                                                                   ↓

Xác định chẩn đoán hen Nếu chức năng hô hấp bình thường khi đang có triệu chứng, xem xét giảm nửa liều ICS và kiểm tra lại chức năng hô hấp sau 2-3 tuần.

                                                                                                                  ↓

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Đánh giá và kiểm soát các bệnh đồng mắc Kiểm tra các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân như hút thuốc, thuốc chẹn beta, chống viêm không steroid (NSAID), tiếp xúc dị nguyên. Kiểm tra bệnh đồng mắc như viêm mũi, béo phì, trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), trầm cảm/lo lắng

                                                                                                                 ↓

Xem xét tăng bậc điều trị Xem xét tăng bậc điều trị cho mức điều trị kế tiếp. Sử dụng chia sẻ quyết định và cân nhắc lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn

                                                                                                                ↓

Tham khảo ý kiến chuyên gia hay các trung tâm chuyên điều trị hen nặng Nếu hen vẫn không được kiểm soát sau 3-6 tháng điều trị theo bậc 4, tham khảo ý kiến chuyên gia. Tham khảo sớm hơn nếu các triệu chứng hen nặng hay nghi ngờ về chẩn đoán

Tóm lại, đánh giá mức độ nặng và đánh giá kiểm soát hen phế quản là rất quan trọng để giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *