Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan

Ung thư biểu mô tế bào gan, hay còn gọi là ung thư gan, là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan bao gồm: viêm gan do virus viêm gan B hoặc C, uống rượu nhiều hoặc uống quá liều trong thời gian dài, béo phì, tiểu đường, … Ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong gan và có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy việc chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan là rất quan trọng.
chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan là rất quan trọng.
Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan là rất quan trọng.

 

1. Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan

Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thường bắt đầu bằng việc kiểm tra và xác định các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh nhân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo hướng dẫn của Bộ Y tế là:

Khi tổn thương ở gan có một trong ba tiêu chuẩn sau:

– Hình ảnh điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương phản từ + AFP ≥ 400 ng/ml.

– Hình ảnh điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương phản từ + AFP tăng cao hơn bình thường (nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm HBV và/hoặc HCV. Có thể làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết.

Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn nói trên đều phải làm sinh thiết khối u gan (có thể phải làm nhiều lần) để chẩn đoán xác định. Nếu sinh thiết lại vẫn âm tính thì có thể theo dõi và làm lại các xét nghiệm hình ảnh học và chỉ dấu sinh học mỗi 2 tháng.

– Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là ung thư biểu mô tế bào gan.

Hình ảnh điển hình trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương phản từ: (các) khối u bắt thuốc trên thì động mạch gan và thải thuốc (wash-out) trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm. Nên chụp MRI với chất tương phản từ gan – mật gadoxetate disodium (Gd-EOB-DTPA – gadolinium ethoxybenzyl diethylenetriamine pentaacetic acid) để tăng khả năng chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.

Sơ đồ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan
Sơ đồ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan

 

 2. Chẩn đoán phân biệt

– U máu ở gan (hemangioma): khối u bắt thuốc tăng dần từ thì động mạch gan đến thì chậm trên CT scan hoặc MRI, chỉ dấu sinh học của ung thư biểu mô tế bào gan bình thường, có thể có hoặc không nhiễm HBV và/hoặc HCV.

– Các u lành ở gan như u tuyến (adenoma), tăng sinh dạng nốt (focal nodular hyperplasia – FNH), áp xe gan, nốt vôi hóa ở gan, …: hình ảnh không điển hình trên CT scan hoặc MRI, chỉ dấu sinh học của ung thư biểu mô tế bào gan bình thường, có thể có hoặc không nhiễm HBV và/hoặc HCV, có thể xác định nhờ MRI bụng có tương phản từ đặc hiệu hoặc sinh thiết gan.

– Ung thư đường mật trong gan: khối u bắt thuốc không đồng đều, không có hiện tượng thải thuốc, chỉ dấu ung thư CEA, CA 19.9 có thể tăng cao. Chẩn đoán xác định nhờ sinh thiết gan.

– Di căn gan của các ung thư khác (ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, …): hình ảnh bắt thuốc dạng viền trên CT scan hoặc MRI, các chỉ dấu ung thư tương ứng tăng cao, có tổn thương nguyên phát, …

3. Phân chia giai đoạn bệnh

Các Hướng dẫn điều trị của Nhóm Ung thư gan Barcelona (BCLC), Hội Nghiên cứu bệnh gan châu Âu (EASL), Hội Ung thư Nội khoa châu Âu (ESMO) và Hội Nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) phân chia ung thư biểu mô tế bào gan thành 5 giai đoạn bệnh: 0 (rất sớm), A (sớm), B (trung gian), C (tiến triển), D (cuối), để đề ra cách điều trị phù hợp.

Trong khi đó, Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan châu Á Thái Bình Dương (APASL) không phân chia giai đoạn bệnh, mà dựa trên 6 yếu tố: di căn ngoài gan, chức năng gan (đánh giá bằng hệ thống Child-Pugh), khả năng cắt gan được, xâm nhập mạch máu lớn, số lượng u, kích thước u, để chọn lựa các điều trị phù hợp.

Tại Việt Nam, trên thực tế lâm sàng, thường chỉ xác định tình trạng bệnh còn khả năng điều trị hay không, do đó có thể dựa trên các yếu tố như của APASL để chọn lựa cách điều trị phù hợp.

Các nghiên cứu khoa học thì có thể dựa trên phân chia giai đoạn bệnh của BCLC, EASL, ESMO hay AASLD (Phụ lục 5) để chọn ra nhóm bệnh nhân phù hợp cho nghiên cứu.

Tóm lại, chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội điều trị hiệu quả. Vì ung thư gan thường không có triệu chứng sớm, nên các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên là rất cần thiết. iệc chẩn đoán sớm có thể giúp tăng cơ hội điều trị thành công, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân và giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *