Phân loại Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ về điều trị nội nha lâm sàng.

Phân loại theo AAE – phân loại đánh giá độ khó ca nội nha để dùng trong các chương trình giảng dạy. Mẫu đánh giá khiến việc lựa chọn ca điều trị thuận tiện hơn, nhất quán hơn và dễ dàng cung cấp tư liệu trên lâm sàng, cũng như hàn lâm hơn. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp kiến thức tổng quan về cách phân loại, giúp hỗ trợ Nha sĩ trong quá trình điều trị được tốt trên bệnh nhân.

phan-loai-theo-aae
Phân loại dựa trên phân loại của Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ (AAE)

1. Phân loại điều trị nội nha độ khó thấp theo AAE (Minimal difficulty)

Tình trạng trước điều trị không phức tạp. Các ca bệnh ở mức này sẽ chỉ biểu hiện bởi các yếu tố được liệt kê trong mục Độ khó thấp (minimal difficulty). Việc đạt được một kết quả điều trị dự đoán trước có thể thực hiện bởi một bác sĩ có năng lực với kinh nghiệm hạn chế

1.1. Tình trạng bệnh nhân phân loại theo AAE

  • Tiền sử y khoa: Không (ASA loại 1)
  • Vô cảm: Không có các vấn đề liên quan đến vô cảm
  • Tính cách bệnh nhân: Hợp tác và tuân thủ
  • Khả năng há miệng: Không hạn chế
  • Phản xạ nôn: Không
  • Tình trạng cấp cứu: Đau hoặc sưng ít

1.2. Chẩn đoán và cân nhắc điều trị

  • Chẩn đoán: Dấu hiệu và triệu chứng nhất quán với tình trạng được ghi nhận ở tủy và quanh chóp răng.
  • Khó khăn về chụp Xquang: Ít trở ngại trong việc chụp/ đọc phim
  • Vị trí trên cung răng:
    • Nhóm răng trước/ răng hàm nhỏ
    • Nghiêng nhẹ (<10 độ)
    • Xoay nhẹ (<10 độ)
  • Cách ly: Đặt damp cao su thông thường.
  • Hình thái học thân răng: Hình thái học thân răng bình thường
  • Hình thái học ống tuỷ và chân răng:
    • Cong nhẹ hoặc thẳng (<10 độ)
    • Đã đóng chóp (đường kính <1mm)
  • Hình ảnh ống tuỷ trên Xquang: Ống tủy có thể nhìn thấy và không bị thu hẹp
  • Tiêu chóp: Không rõ rệt

1.3. Các xem xét bổ sung

  • Tiền sử chấn thương: Gãy thân răng không phức tạp ở răng đã/ chưa trưởng thành
  • Tiền sử điều trị nội nha: Chưa từng điều trị trước đó
  • Tình trạng nha chu – nội nha: Không có hoặc có tổn thương nha chu nhẹ

2. Phân loại điều trị nội nha độ khó trung bình theo AAE (Moderate difficulty)

2.1. Tình trạng bệnh nhân phân loại theo AAE

  • Tiền sử y khoa: Một vấn đề hoặc nhiều hơn (ASA loại 2)
  • Vô cảm: Không dung nạp thuốc co mạch
  • Tính cách bệnh nhân: Lo lắng nhưng hợp tác
  • Khả năng há miệng: Hạn chế há miệng nhẹ
  • Phản xạ nôn: Thỉnh thoảng khi chụp phim/ khi điều trị
  • Tình trạng cấp cứu: Đau hoặc sưng vừa phải

2.2. Chẩn đoán và cân nhắc điều trị

  • Chẩn đoán: Cần chẩn đoán phân biệt kĩ càng các dấu hiệu, triệu chứng thông thường.
  • Khó khăn về chụp Xquang: Khó khăn vừa phải khi chụp/ đọc phim (như sàn miệng nông, vòm miệng nông hoặc hẹp, có lồi xương)
  • Vị trí trên cung răng:
    • Răng hàm lớn thứ nhất
    • Nghiêng 10- 30 độ
    • Xoay 10- 30 độ
  • Cách ly: Cần sửa soạn đơn giản trước điều trị để cách ly với đam cao su
  • Hình thái học thân răng:
    • Phục hình toàn bộ
    • Phục hình sứ
    • Trụ cầu
    • Sai lệch vừa phải hình dạng thân/chân răng (taurodontism, microdens)
    • Thân răng bị phá huỷ nhiều
  • Hình thái học ống tuỷ và chân răng:
    • Cong 10 – 30 độ
    • Trục thân răng lệch so với trục chân răng. Chóp mở, đường kính 1-1,5mm
  • Hình ảnh ống tuỷ trên Xquang:
    • Ống tủy và buồng tủy có thể nhìn thấy nhưng bị thu hẹp
    • Sỏi tuỷ
  • Tiêu chóp: Tiêu chóp ít

2.3. Các xem xét bổ sung

  • Tiền sử chấn thương:
    • Gãy thân răng phức tạp ở răng trưởng thành
    • Trật khớp nhẹ
  • Tiền sử điều trị nội nha: Tiếp cận trước đó không có biến chứng
  • Tình trạng nha chu – nội nha: Đồng thời có tổn thương nha chu vừa phải

3. Phân loại điều trị nội nha độ khó cao theo AAE (High difficulty)

3.1. Tình trạng bệnh nhân phân loại theo AAE

  • Tiền sử y khoa: Tiền sử y khoa phức tạp/ bệnh lý nghiêm trọng/ tàn tật (ASA nhóm 3 – 5)
  • Vô cảm: Khó đạt được trạng thái vô cảm
  • Tính cách bệnh nhân: Không hợp tác
  • Khả năng há miệng: Hạn chế há miệng đáng kể
  • Phản xạ nôn: Phản xạ nôn dữ dội gây mất an toàn cho các dịch vụ nha khoa trong quá khứ.
  • Tình trạng cấp cứu: Đau hoặc sưng nghiêm trọng

3.2. Chẩn đoán và cân nhắc điều trị

  • Chẩn đoán:
    • Các dấu hiệu và triệu chứng phức tạp, gây nhầm lẫn:chẩn đoán khó
    • Tiền sử: cơn đau mạn tính vùng mặt và trong miệng
  • Khó khăn về chụp Xquang: Rất khó để chụp/ đọc phim (như nhiều cấu trúc giải phẫu chồng lên nhau)
  • Vị trí trên cung răng:
    • Răng hàm lớn thứ hai, ba
    • Nghiêng trên 30 độ
    • Xoay trên 30 độ
  • Cách ly: Cần sửa soạn nhiều trước điều trị để cách ly với đam cao su
  • Hình thái học thân răng:
    • Phục hình không phản ánh đúng hình thể/ trục răng ban đầu
    • Sai lệch đáng kể so với hình dạng thân/chân răng thông thường (như răng trong răng)
  • Hình thái học ống tuỷ và chân răng:
    • Cong nhiều >30o hoặc cong hình chữ S
    • Răng hàm nhỏ/ răng trước hàm dưới có 2 chân.
    • Răng hàm nhỏ hàm trên 3 chân
    • Ống tủy chia ở 1/3 giữa hoặc 1/3 chóp
    • Răng dài (>25mm)
    • Chóp mở (d>1.5mm)
  • Hình ảnh ống tuỷ trên Xquang:
    • Ống tủy không rõ ràng
    • Không nhìn thấy ống tủy
  • Tiêu chóp: Tiêu chóp nhiều
    • Nội tiêu
    • Ngoại tiêu

3.3. Các xem xét bổ sung

  • Tiền sử chấn thương:
    • Gãy thân răng phức tạp ở răng chưa trưởng thành
    • Gãy ngang chân răng
    • Gãy xương ổ răng
    • Lún/ trồi răng/ trật khớp sang bên
    • Răng rơi khỏi huyệt ổ
  • Tiền sử điều trị nội nha:
    • Tiếp cận trước đó có biến chứng (Thủng thành, tạo khấc, gãy dụng cụ)
    • Điều trị nội nha có/ không phẫu thuật trước đó đã hoàn thiện
  • Tình trạng nha chu – nội nha: Đồng thời có tổn thương nha chu vừa phải
    • Đồng thời có tổn thương nha chu nghiêm trọng
    • Nứt răng có biến chứng nha chu
    • Tổn thương nha chu- nội nha kết hợp
    • Cắt cụt chân răng trước điều trị.

4. Phụ lục: Hệ thống phân loại của Hội gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologists – ASA)

Loại 1: Không có bệnh toàn thân. Bệnh nhân khỏe mạnh
Loại 2: Bệnh nhân có bệnh toàn thân mức độ nhẹ, không có hạn chế chức năng, như huyết áp cao kiểm soát tốt.
Loại 3: Bệnh nhân có bệnh toàn thân nghiêm trọng, hạn chế vận động, nhưng không bất động.
Loại 4: Bệnh nhân có bệnh toàn thân nghiêm trọng, bất động và đôi khi đe dọa tính mạng.
Loại 5: Bệnh nhân không sống sót quá 24 giờ kể cả khi có can thiệp phẫu thuật hay không.

Nguồn:

  1. Hiệp hội Nội nha Hoa kỳ – American Associations of Endodontist (AAE)
  2. Hội gây mê Hoa Kỳ – American Society of Anesthesiologists (ASA)

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *