Kiểm tra sức sống của tùy đòi hỏi phải đo lưu lượng máu tủy. Một số thiết bị được sử dụng để đánh giá những thay đổi của tuần hoàn tủy răng chứ không phải là sự toàn vẹn của thần kinh trong tủy, và một số trong đó được sử dụng để đánh giá sức sống của tủy. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
1. Đánh giá tuần hoàn tủy răng bằng nhiệt độ bề mặt thân răng
Một nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về nhiệt độ bề mặt thân răng. Phương pháp đánh giá sức sống tuỷ này dựa trên nguyên lý: răng sống thì ẩm hơn và phục hồi nhiệt độ nhanh hơn sau khi làm mất so với răng chết tủy. Thí nghiệm của ông đã kết luận rằng việc so sánh đường biểu diễn tương quan giữa thời gian và nhiệt độ ẩm lên giữa răng sống và răng đã chết tủy cho nhiều thông tin có ý nghĩa chẩn đoán.
Những nỗ lực sử dụng sự đổi màu của các tinh thể lỏng như một công cụ chẩn đoán để đo sự thay đổi nhiệt độ ở thân răng cũng đã đạt được một số thành công bước đầu. Và một nghiên cứu gần đây sử dụng camera hồng ngoại để khảo sát nhiệt độ thân răng cho thấy răng chết tuỷ thì chậm ấm lên hơn so với các răng sống tủy cùng loại.
2. Transmitted Light Photoplethysmography
Transmitted Light Photoplethysmography (TLP: Kỹ thuật chụp phát quang đo biến thiên thể tích) Kỹ thuật chụp phát quang đo biến thiên thể tích (TLP) là một kỹ thuật không xâm lấn dùng để theo dõi lưu lượng máu tủy và đã được áp dụng thành công ở động vật và người. TLP được khuyến cáo là ít hiệu quả hơn trong khảo sát lưu lượng máu của mô nha chu so với kỹ thuật chụp Laser Doppler đo tốc độ dòng máu (LDF).
3. Laser Doppler Flowmetry ( Đánh giá tuần hoàn tủy răng bằng Laser Doppler đo tốc độ dòng chảy)
LDF được phát triển để đánh giá lưu lượng máu trong các hệ thống vi mạch như võng mạc, mạc treo, vỏ thận và da. Gần đây kỹ thuật này được sử dụng trong các răng còn nguyên vẹn ở động vật và người. LDF sử dụng một chùm ánh sáng (heli neon 632,8nm) được phân tán bởi các tế bào hồng cầu di động. Các máy mới có bước sóng thay đổi từ 600 đến 700nm, tùy thuộc vào tính chất hấp thụ ánh sáng của các mô thử nghiệm. Chùm ánh sáng này trải qua một sự thay đổi tần số theo nguyên lý Doppler.
Ánh sáng tán xạ ngược được thu nhận bởi các bộ tách sóng quang và phát ra tín hiệu, lượng ánh sáng này tỷ lệ thuận với thông lượng các tế bào hồng cầu (số lượng tế bào x vận tốc trung bình). Nó được sử dụng như một phép đo lưu lượng dòng máu tuỷ răng, biểu diễn dưới dạng một tỷ lệ phần trăm cho trước của độ lệch tối đa (hiệu số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất). Kỹ thuật này có vẻ khách quan, không xâm lấn, và chính xác. Một lượng lớn các báo cáo chỉ ra rằng phương pháp này có thể đáp ứng yêu cầu của xét nghiệm trên răng và hứa hẹn sẽ là một xét nghiệm đánh giá độ sống tủy có hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với răng trẻ bị chấn thương với buồng tủy lớn mà không đáp ứng tốt với các phương pháp kiểm tra độ nhạy cảm khác.
Một số nghiên cứu đã báo cáo sử dụng thành công LDF để nghiên cứu lưu lượng dòng máu tuỷ răng ở người. Giá trị của phương pháp này đã được minh chứng, tuy nhiên với chi phí cao và khó ứng dụng được trong các tình huống lâm sàng nên đã không được sử dụng rộng rãi.
4. Pulse Oximetry ( Đo nồng độ Oxy bão hòa)
Phương pháp này đã từng được sử dụng để đánh giá sự toàn vẹn mạch máu của tủy răng. Quá trình này đo độ bão hòa oxy của mô mềm bên ngoài. Nó được cho là có khả năng truyền tín hiệu của mình xuyên qua men và ngà răng khi được sử dụng trên cấu trúc răng tự nhiên. Các thiết bị, chẳng hạn như LDF, sử dụng một đầu dò truyền ánh sáng đỏ (640nm) và ánh sáng hồng ngoại xuyên qua các mô (được thu nhận bằng một bộ tách sóng quang). Vì Hemoglobin mang oxy và Hb khử oxy hấp thụ lượng khác nhau của mỗi loại ánh sáng, làm thay đổi thế tích máu gây ra những biến đổi có chu kì ở các chùm ánh sáng được hấp thụ bởi các mạng lưới mạch máu trước khi đến được bộ tách sóng quang. Đến nay, phương pháp này không còn được coi là có khả năng đánh giá sức sống của tuỷ với mức độ thích hợp hơn của độ nhạy và độ đặc hiệu. Một lần nữa phải nhấn mạnh rằng LDF và Đo nồng độ oxy bão hoà chỉ có thể được sử dụng trên cấu trúc răng tự nhiên, không bao giờ được dùng trên răng mang phục hình. Khi sử dụng trên lâm sàng, để đề phòng tai biến có thể xảy ra, răng nên được cô lập bằng đê cao su, và mô nướu dưới đê nên được ngăn cách bởi một chất chắn sáng (giấy bạc).
5. Chụp đồng vị phóng xạ Xenon-133
Chất liệu phóng xạ để đo lường sự lưu thông tuần hoàn tủy răng trước đây được sử dụng trong các phương pháp tiêm dấu phóng xạ dưới dạng những giọt vì thế. Một phương pháp sử dụng một máy dò bức xạ đồng vị Xenon-133 (133Xe) để phân biệt giữa răng khỏe mạnh và răng chết tủy dựa trên nguồn cấp máu đã cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các vật liệu phóng xạ là khá tốn kém, hạn chế sử dụng với con người, và đòi hỏi phải được sự cấp phép đặc biệt. Đến thời điểm này, những hứa hẹn nhất của phương pháp xét nghiệm này là ứng dụng của nó trong đo lường lượng ánh sáng xuyên qua hoặc phản xạ lại từ các mạch máu trong tủy răng.
6. Đánh giá tuần hoàn tủy răng bằng phương pháp đo phổ quang bước sóng kép
Đo nồng độ oxy bão hoà bằng quang phổ là sử dụng một nguồn sáng bước sóng kép (760 đến 850nm) để xác định mức độ bão hòa oxy trong máu cung cấp cho tủy răng. Công cụ này có thể có ích không chỉ trong việc xác định tuỷ hoại tử mà còn là phát hiện tình trạng viêm của tuỷ. Đây có thể là một test thứ tủy hữu dụng vì không xâm lấn, khách quan, dụng cụ nhỏ và cầm tay.
Kỹ thuật LDF, Pulse Oximetry, và Photoplethysmography (PPG) đều được sử dụng trong y học và trong nghiên cứu nhà khoa. Tuy nhiên, chúng ít thành công khi sử dụng trong các thủ thuật nội nha thường quy, vì hệ thống tuần hoàn tủy răng được bao bọc trong một cấu trúc cứng chắc và do đó rất khó khảo sát nếu không loại bỏ các mô cứng. Do đó, sự cần thiết cần phải có một điểm quan sát cố định tuyệt đối trong kĩ thuật LDF và cần có sự can thiệp của hệ thống tuần hoàn ngoài tủy răng trong kỹ thuật Pulse Oximetry và PPG đã ngăn cản việc sử dụng rộng rãi những phương pháp này trong thực hành nội nha.
Nguồn: Tổng hợp
Leave a Reply