Tác dụng của Curcumin trong nghệ đối với bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một trong những loại bệnh thần kinh phổ biến gây ra sự suy giảm chức năng não. Curcumin trong nghệ được cho là có tác dụng bảo vệ não và chống lại bệnh Alzheimer. Cơ chế sinh học của Curcumin trong quá trình đẩy lùi bệnh Alzheimer được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây

1.Giới thiệu chung 

Bệnh Alzheimer (AD) là một bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất. Đây là căn bệnh tiến triển bắt đầu với tình trạng mất trí nhớ nhẹ và có thể dẫn đến mất khả năng giao tiếp và phản ứng với môi trường. Bệnh liên quan đến các hoạt động của não từ kiểm soát suy nghĩ, trí nhớ đến hình thành ngôn ngữ và bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 5% nam giới và 6% phụ nữ trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí nhớ loại Alzheimer trên toàn thế giới. Thống kê vào năm 2020 cho thấy có tới 5,8 triệu người Mỹ đang mắc phải căn bệnh Alzheimer này và con số này được dự đoán tăng gần gấp ba lần lên tới 14 triệu người vào năm 2060. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện lần đầu tiên sau 60 tuổi và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi.

Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer

Curcumin là hoạt chất chính chứa trong củ nghệ. Nghệ là một loại cây lâu năm thuộc họ Gừng. Các đặc tính chữa bệnh của củ nghệ đã được biết đến hàng ngàn năm, tuy vậy khả năng xác định các cơ chế hoạt động và thành phần hoạt tính sinh học chính xác chỉ mới được nghiên cứu gần đây. Curcumin còn được gọi là Diferuloylmethane, là một polyphenol tự nhiên chính đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc hỗ trợ sức khỏe cho con người

Curcumin trong nghệ
Curcumin trong nghệ

2.Cơ chế tác dụng của Curcumin trong nghệ đối với bệnh Alzheimer

2.1 Cơ chế bệnh sinh của Alzheimer

Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự tích tụ các mảng thần kinh bất thường và các rối loạn sợi thần kinh. Mảng bám là những tổn thương vi mô hình cầu có lõi beta-amyloid peptide ngoại bào được bao quanh bởi các đầu sợi trục mở rộng. Beta-amyloid peptide có nguồn gốc từ một loại protein xuyên màng được gọi là protein tiền chất amyloid (APP).

Cơ chế bệnh Alzheimer
Cơ chế bệnh sinh  Alzheimer

Peptide beta-amyloid được tách ra khỏi APP nhờ hoạt động của các protease có tên là alpha, beta và gamma-secretase. Thông thường, APP bị cắt bởi alpha hoặc beta-secretase và các mảnh nhỏ do chúng tạo thành không gây độc cho tế bào thần kinh. Tuy nhiên sự phân tách bất thường của enzyme làm gia tăng nồng độ beta-amyloid peptide gây nhiễm độc thần kinh. Vì vậy trong bệnh lý Alzheimer, sự lắng đọng amyloid xảy ra xung quanh màng não, mạch máu não và cả chất xám. Rối loạn sợi thần kinh là cấu trúc sợi nội bào trong tế bào thần kinh được hình thành bởi một loại protein gọi là “tau”. Trong bệnh Alzheimer, do sự tổng hợp beta-amyloid ngoại bào, có sự tăng phosphoryl hóa “tau”, sau đó gây ra sự hình thành các tập hợp “tau”. Các tập hợp “tau” tạo thành các sợi xoắn ốc đôi được gọi là đám rối sợi thần kinh xảy ra đầu tiên ở vùng hải mã sau đó lan rộng khắp vỏ não

2.2 Cơ chế tác dụng của Curcumin trên bệnh Alzheimer 

Quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer làm suy giảm các tế bào thần kinh có liên quan đến các đặc tính: viêm, tổn thương oxy hóa và đáng chú ý nhất là sự hình thành mảng beta-amyloid

Tác dụng của Curcumin trên đại thực bào: Curcumin giúp các đại thực bào loại bỏ các mảng amyloid được tìm thấy trong bệnh Alzheimer. Do đó Curcumin được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch khi loại bỏ protein amyloid

Curcumin tác động trên tế bào thần kinh đệm: Sự hiện diện của các tế bào thần kinh đệm kích hoạt vào tế bào hình sao phản ứng xung quanh các mảng beta-amyloid trong não của bệnh nhân Alzheimer. Sự kích hoạt mãn tính của microglia tiết ra các cytokine và một số chất phản ứng làm bệnh trở nên trầm trọng. Trong khi đó, Curcumin có đặc tính ưa mỡ và có thể đi qua tất cả các màng tế bào do đó phát huy tác dụng chống tăng sinh trên tế bào thần kinh đệm. Tác dụng tổng thể của curcumin đối với các tế bào thần kinh liên quan đến việc giảm sự tăng sinh tế bào hình sao

Cơ chế tác động của Curcumin
Cơ chế tác động của Curcumin

Curcumin hoạt động như chất chống viêm trong bệnh Alzheimer: Cơ chế bệnh sinh quan trọng của bệnh Alzheimer là tình trạng viêm mãn tính của các tế bào thần kinh. Curcumin có tác dụng chống viêm mạnh bằng cách ức chế hoạt động liên kết DNA Egr-1. Ngoài ra, tiếp xúc với Curcumin cũng làm suy yếu việc sản xuất các Cytokine tiền viêm (IL-1, IL-6 và TNF-)

Curcumin hoạt động như chất chống oxy hóa: Curcumin ức chế hoạt động của AP-1, một yếu tố phiên mã liên quan đến biểu hiện của protein amyloid. Curcumin được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa mạnh thể hiện qua việc ức chế sự hình thành và lan truyền của các gốc tự do

3.Thảo luận về tác dụng của Curcumin đối với bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer được đánh giá là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả để chữa trị hoàn toàn bệnh Alzheimer, do đó nhiều nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp mới để  điều trị bệnh này. Trong đó, Curcumin trong nghệ được cho là có tác dụng bảo vệ não và ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Vai trò Curcumin vừa là chất chống oxy hóa, chất chống viêm mạnh mẽ vừa ngăn chặn sự tích tự mảng beta-amyloid trong não là nguyên nhân chính của bệnh Alzheimer. Tuy vậy nhưng cũng cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng để xác định rõ tác động của Curcumin khi liên kết với mảng beta-amyloid để khẳng định về hiệu quả tối ưu khi sử dụng Curcumin trên bệnh nhân Alzheimer

4.Kết luận 

Với những phát hiện từ nhiều nghiên cứu, Curcumin hứa hẹn sẽ trở thành phương pháp điều trị tối ưu hiệu quả cho các bệnh nhân Alzheimer. Các đặc tính hóa học được nghiên cứu lâm sàng của Curcumin cũng như các tác dụng sinh học khác nhau đối với biểu hiện diễn tiến bệnh AD cho thấy tiềm năng phát triển nhiều loại thuốc tốt dựa trên Curcumin trong điều trị AD. Trong tương lai gần, cần có nhiều nghiên cứu quy mô lớn để xác định không chỉ tác dụng điều trị mà còn hiệu quả trong dự phòng đối với bệnh Alzheimer 

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *