Bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân thường gặp gây ra đau vai. Tỷ lệ bị đau vùng vai nói chung ở Châu Âu là 24 bệnh nhân trong số mỗi 1000 bệnh nhân tới khám, tỷ lệ lưu hành của bệnh tính bình quân khoảng 35 bệnh nhân trong sô 1000 bệnh nhân mỗi năm. Trong lứa tuổi trên 20 bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ bị bệnh tăng lên trong độ tuổi khoảng từ 50-59 và sau đấy giảm dần. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về cách chẩn đoán bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai dựa vào bệnh sử, lâm sàng, các nghiệp pháp như Neer test, Hawkin test, các cận lâm sàng thực hiện
Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/03/2022
1.Bệnh sử
- Thường xảy ra ở những bệnh nhân lứa tuổi trung niên.
- Bệnh nhân có thế bị chấn thương khớp vai, nhưng đa sổ các trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn đau vùng vai sau các hoạt động lặp đi lặp lại.
- Liên quan đến các hoạt động lặp đi lặp lại ở tầm cao hơn đầu
- Cơn đau mặt ngoài khớp vai lan xuống cánh tay nhưng không quá khuỷu, đau lan lên cố và gây chẩn đoán nhầm với bệnh lý cột sống cổ. Đau nhiều về đêm lúc gần sáng khiến bệnh nhân mất ngủ, đau khiến bệnh nhân không thể nằm nghiêng bên vai bị bệnh. Cảm giác yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc với cánh tay tư thế giạng.
2. Lâm sàng
- Nhìn xem có hay không có teo các cơ chóp xoay, và tìm xem có các điểm đau khu trú vùng vai không (ít khi thấy).
- Đau là triệu chúng thường gặp nhất của hội chứng của hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thường diễn ra khi giạng cánh tay từ 70 đến 120 độ. Khu vực này được gọi là “cung đau
3. Các nghiệm pháp chẩn đoán
Dấu hiệu chèn ép
3.1 Neer test
- Dấu hiệu chèn ép theo mô tả của Neer được suy ra bằng cách thực hiện gấp vai thụ động trong khi ngăn chặn sự xoay xương bả vai bang cách ép bàn tay trên mỏm cùng vai.
- Độ nhạy trung bình (và độ lệch chuẩn) của dấu hiệu Neer là 76 ± 11%, trong khi độ đặc hiệu trung bình là 36 ± 22%.
3.2 Hawkin test
- Test này được thực hiện bàng cách xoay đầu xương cánh tay khi cánh tay nâng cao 90° ra phía trước bên và gấp khủy tay.
3.3 Impingement test
Thường làm sau dấu hiệu chèn ép. Nghiệm pháp này được sử dụng nhằm loại trừ các bệnh lý ờ vùng cổ gây đau ở khớp vai: Tiêm một lượng thuốc tê nhất định (5-10 ml xylocain) vào khoang dưới mỏm cùng. Điều này làm giảm các cơn đau khi các dấu hiệu chèn ép được lặp đi lặp lại điều này cho thấy nguyên nhân gây đau vai là do hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
4. Chẩn đoán hình ảnh
4.1 Chụp X-quang
- Tư thế Neer (Outlet view)
- Dựa trên phim này để đánh giá hình ảnh các chồi xương mặt dưới mỏm cùng vai và calci hóa gân chóp xoay.
Dựa trên phim này cũng có thế đánh giá hình dạng mỏm cùng vai. Theo phân loại của Bigliani và Morrisonchia thì mỏm cùng vai gồm 3 typ là typ I dạng phẳng, typ II dạng cong, typ III dạng móc, hẹp khoang dưới mỏm cùng vai hay gặp ở typ 2 và typ 3
4.2 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy khả năng các vị trí của hẹp khoang dưới mỏm cùng thông qua chỗ thoát gân cơ trên gai.
- Trên các mặt phẳng cắt ta có thể thấy và xác định được sự cốt hoá của dây chằng cùng vai-quạ hoặc sự hiện diện của một chồi xương dưới mỏm cùng vai. Dấu hiệu của viêm túi hoạt dịch dưới cơ denta và dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai.
- Phim cộng hưởng từ cũng cho thấy các hình ảnh bệnh lý của chóp xoay: Viêm chóp xoay, rách bán phần hoặc toàn phần chóp xoay, nó có độ nhạy và độ đặc hiệu lớn hơn 90% đặc biệt khi có tiêm thuốc tương phản từ.
4.3 Siêu âm
- Có độ nhạy và độ đặc hiệu lớn.
- Có hình ảnh dịch trong khoang dưới mỏm cùng vai, viêm phù nề gân chóp xoay hoặc hỉnh ảnh rách chóp xoay nếu ở giai đoạn muộn của hội chứng.
- Chèn ép khoang dưới mỏm cung có thể được quan sát bằng cách đánh giá động.
Hai động tác của hẹp khoang dưới mỏm cùng, Neer’s và Hawkin’s tests, có thể được thực hiện để đánh giá.
5. Chẩn đoán phân biệt
Có ba thực thể lâm sàng phổ biến có thể dẫn đến chẩn đoán sai lầm cẩn phân biệt là:
- Sự bất ổn định của khớp 0 chảo xương cánh tay.
- Viêm dính bao khớp
Đau do tổn thương chèn ép thần kinh trên bả vai (gây ra bơi kén nam phía khuyết của xương bả vai hoặc trong khu vực dày chẳng gai vai – ổ chảo)
Bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng là nguyên nhân thường gặp gây ra đau vùng vai, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp tuy nhiên phải nắm rõ quy trình điều trị bệnh cũng như chỉ định của can thiệp ngoại khoa
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply