Yếu tố nguy cơ bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng thay đổi sức mạnh của xương, làm tăng nguy cơ gãy xương và gây đau đớn. Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của loãng xương. Và việc đánh giá các yếu tố này cũng rất quan trọng nhằm tham khảo và đưa ra hướng xử trí hiệu quả nhất.

1. Tuổi tác: một yếu tố nguy cơ lớn

  • Sau 55 tuổi, sự mất xương xảy ra nhanh ở phụ nữ với 25%-30% khối lượng xương trong 5-10 năm.
  • Tiếp theo là một giai đoạn mất xương ổn định 0.5%-1% mỗi năm
  • Nam giới không có thời điểm mất xương nhanh. Ở nam giới sẽ giảm mật độ xương từ từ với tỷ lệ ổn định.
  • Có một số yếu tố khiến tỷ lệ người bị loãng xương sớm (ở tuổi 30) gia tăng. Đây là nguy cơ đáng lo ngại vì loãng xương có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng

2. Estrogen

Estrogen thúc đẩy hoạt động của các tế bào nguyên bào xương. Mức độ estrogen thấp làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Thiếu hụt estrogen liên quan đến sự chênh lệch giữa quá trình tái hấp thu và hình thành xương, sự mất tác dụng của estrogen có khả năng ảnh hưởng đến việc hạn chế quá trình chết theo chương trình của nguyên bào xương, stress oxy hóa, và hoạt động của nguyên bào xương NF-κB, và có thể là các cơ chế khác, chưa được xác định.

3. Yếu tố dinh dưỡng

  • Chế độ ăn không đầy đủ calci sẽ ảnh hưởng đến quá trình đạt nồng độ xương đỉnh và quá trình mất xương sau này.
  • Ở phụ nữ nhẹ cân sự mất xương diễn ra nhanh hơn và tần suất gãy xương do loãng xương cũng cao hơn.
  • Cân nặng là một yếu tố bảo vệ xương. Cân nặng giúp tăng tạo xương, cải thiện lượng vitamin D lưu trữ trong mô mỡ.
  • Uống rượu, hút thuốc đều ảnh hưởng đến mật độ xương.
Rượu, thuốc lá đều là yếu tố nguy cơ

4. Tình trạng vận động

  • Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương.
  • Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh.
Tập luyện giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây loãng xương

5. Các bệnh lý ảnh hưởng đến mật độ xương

  • Một số bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, cường cận giáp.
  • Một số bệnh lý viêm khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
  • Các bệnh lý lý như đái tháo đường, suy thận, xơ gan.
  • Sử dụng thuốc glucocorticoid, heparin không đúng chỉ định.

6. Các công cụ đánh giá yếu tố nguy cơ loãng xương

6.1. Bảng câu hỏi của Hiệp hội Loãng xương Quốc tế IOF (International Osteoporosis Foundation)

Cách sử dụng: đánh giá nguy cơ loãng xương trên cơ sở trả lời bảng câu hỏi dưới đây. Càng có đồng thời nhiêu yếu tố nguy cơ, khả năng loãng xương và/hoặc có nguy cơ gãy xương càng lớn.

Câu hỏi Không
Cha mẹ bạn có bị gãy cổ xương đùi sau chấn thương rất nhẹ không?
Bản than bạn có bị gãy cổ xương đùi sau chất thương rất nhẹ không?
Bạn đã từng dùng cortisol, prednisolone,.. trên 3 tháng không?
Chiều cao của bạn có bị giảm trên 3cm?
Bạn có thường xuyên uống rượu không?

(Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, uống rượu thường xuyên là sử dụng rượu từ 5 này trong tuần trở lên)

Bản thân bạn có hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày không?
Bạn có thường bị tiêu chảy không?
Đối với nữ: bạn đã mãn kinh (hoặc bị cắt bỏ buồng trứng) trước 45 tuổi?
Bạn có mất kinh trên 12 tháng (không liên quan đến thai kỳ)?
Riêng đối với nam: bạn có bị bất lực, giảm ham muốn tình dục hoặc có các triệu chứng liên quan đến tình trạng giảm testosterone?

6.2. Đánh giá yếu tố nguy cơ loãng xương dựa vào chỉ số OSTA

Công cụ đánh giá nguy cơ loãng xương OSTA (Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians) đơn giản nhưng có ý nghĩa lâm sàng, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (đạt độ nhạy 91% và độ đặc hiệu 45%) đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước.

Công cụ này tính toán dựa trên cân nặng và tuổi của người được nghiên cứu. Ngoài ra, công cụ này cũng áp dụng cho cả đối tượng nam giới.

Chỉ số OSTA trong đánh giá nguy cơ loãng xương

6.3. Mô hình tiên lượng nguy cơ gãy xương FRAX

Mô hình tiên lượng nguy cơ gãy xương FRAX của WHO. Nhân viên y tế chỉ cần vào trang web, nhập số liệu theo hướng dẫn, và sẽ có chỉ số và chỉ dẫn có cần điều trị không.

Giao diện của FRAX

Để tổng kết lại, đánh giá các yếu tố nguy cơ loãng xương là một trong những yếu tố quan trọng để có hướng xử trí và điều trị cho các bệnh nhân có nhiều nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Nguồn tham khảo:

Bệnh học Nội khoa – Đại học Y Hà Nội

Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *