Biến chứng sau phẫu thuật nội soi khớp vai tái diễn

Trật khớp vai là sự mất tiếp xúc của diện khớp ổ chảo và chỏm xương cánh tay. Trật khớp vai tái diễn là tình trạng trật khớp vai từ lần 2 trở lên (thường trên 10 lần), sau bệnh nhân có thể tự nắn được. Những bệnh nhân bị trật khớp vai tái diễn thì không còn những triệu chứng của trật khớp vai cấp tính nữa.  Tuy nhiên, thông thường thì bắt đầu với một bán trật khớp không do chấn thương (rối loạn thần kinh cơ, bệnh hệ thống…) hoặc một vi chấn thương lặp đi lặp lai. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về các biến chứng và các yếu tố nguy cơ tái phát sau phẫu thuật nội soi khớp vai tái diễn

Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh

Ngày phát hành: 30/03/2022

1.Biến chứng 

1.1 Tổn thương thần kinh

. Tôn thương thần kinh có thể xảy ra do lực kéo hoặc do áp xuất và thường là thoáng qua.

  • Thần kinh trên vai có thể bị tổn thương vì nó nằm phía trong so với bề mặt khớp ố chảo dưới 2 cm và chạy dọc theo cô xương vai.
  • Thẩn kinh nách và thần kinh bì hiếm khi thấy tổn thương.
  • Paulos và Franklin báo cáo một tỷ !ệ xấp xỉ 30% của dị cảm thoáng qua ở da vùng vai trong phẫu thuật nội soi do lực kéo. Theo hai tác giả này tư thế vai dạng khoảng 30 đến 70 độ, lực kéo đặt khoảng 45 đến 60 (N) thì hạn chế được tối đa biến chứng về thần kinh.
  • Với phẫu thuật Latarjet, Shah và cộng sự báo cáo tý lệ chẩn thương thần kinh là 10%.
Biến chứng phẫu thuật nội soi khớp vai
Biến chứng phẫu thuật nội soi khớp vai

1.2 Nhiễm trùng

  • Trong phẫu thuật nội soi khớp vai thì tỷ lệ nhiễm trùng thấp (dưới 1.25%) do xâm lấn tối thiểu, mạch máu quanh khớp phong phú. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong quá trình tiến hành phẫu thuật

1.3 Trật khớp tái diễn sau phẫu thuật

  • Đối với trật khớp vai ra trước thì tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật mổ mở và nội soi !ủ tương đương nhau khoảng dưới 20%. Lý do của thất bại gồm: yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sai, phương pháp và kỳ thuật không chính xác, bệnh nhân bị chấn thương lặp lại.
  • Đối với trật khớp vai ra sau thì tỷ lệ thất bại Ilico y văn là dưới 23% với nội soi khớp vai, do chẩn đoán của trật khớp vai ra sau ít rõ rang, có thể chồng chco với trật khớp đa hướng, tổn thương giai phẫu bệnh không rõ ràng
  • Đối với trật khớp vai đa hướng Neer và Foster, Pollock và cộng sự, Bak và cộng sự báo cáo tỷ lệ thất bại là 10% đối với phẫu thuật mô mở.

1.4 Cứng khớp

  • Tý lệ cứng khớp của phẫu thuật mổ mở thường cao hơn so với nội soi khớp.
  • Cứng khớp trong nội soi sửa chữa trật khớp vai ra trước được báo cáo là 10 đến I 5%
  • Các nguyên nhân khác gây cứng khớp gồm: cố định kéo dài và kém tuân thủ chương trình phục hồi chức năng.

1.5. Tổn thương sụn khớp

  • Đây là một biển chứng nặng, có thế gặp ờ bệnh nhân bơm thuốc giảm đau (bupivacaine) vào khớp sau mổ, đặc biệt là bệnh nhân trẻ khi sử dụng mũi neo

1.6 Tắc mạch

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở cả hai bên chi trên và chi dưới. Kuremsky và cộng sự báo cáo tỳ lệ mắc phải biến chứng này trong nội soi khớp vai là 0.31%.

1.7 Một sổ biến chứng khác

  • Gãy vỡ xương ổ chảo
  • Đặt neo sai vị trí, neo bị nhô lên khỏi vành ố chảo
  • Phản ứng với neo
  • Tổn thương cơ dưới vai không hổi phục.

2. Các yếu tố nguy cơ lại phát sau phẫu thuật nội soi khớp vai tái diễn

Các yếu tố nguy cư tiềm ẩn của mất vững khớp vai ra trước sau khi nội soi sửa chữa tổn thương Bankart tái phát được đánh giá là:

  • Tuổi, giới
  • Tay thuận
  • Số lần trật khớp trước phẫu thuật
  • Khoảng thời gian từ lần trật khớp đầu tiên đến khi phẫu thuật
  • Số lượng và loại thiết bị cố định được sử dụng…

Do đó, khám lâm sàng để đưa ra quyết định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật đối với từng bệnh nhân rất quan trọng. Balg F và Boileau đã đưa ra bảng điểm chỉ số mức độ nghiêm trọng mất vừng và nhận thấy đối với trật khớp vai ra trước:

  • Bệnh nhân < 6 điểm dự đoán nguy cơ tái phát sau sửa chữa bằng phẫu thuật nội soi khoảng 10%
  • Bệnh nhân > 6 điểm dự đoán nguy cơ tái phát sau sửa chữa bằng phẫu thuật nội soi khoảng 70%

3. Phục hồi chức năng sau mổ nội soi khớp vai tái diễn

  • Bệnh nhân được bất động vai bằng túi treo tay ngay sau khi mổ 4-6 tuần.
  • Chườm đá (trong túi chườm lạnh) vùng vai trong vòng 48 giờ sau mổ.
  • Tập sớm ngay ngày đầu tiên bằng gồng cơ, co duỗi khuỷu tay, cố bàn tay và các ngón tay.
  • 3 tuần đầu tập vận động chủ động có trợ giúp. Tập sức mạnh bang gồng cơ. Hạn chế xoay ngoài, không đưa tay ra sau.
  • Sau 4 tuần tập vai thả Lỏng, đưa tay ra trước và ra sau nhẹ nhàng được. Xoay ngoài khoảng 20 độ, xoay trong khoảng 10 độ.
  • Sau 8 tuần tập chủ động đưa tay ra trước, ra sau với biên độ rộng hơn, tập dạng tay và tập bàn tay đi bộ trên tường.
  • San 3 tháng tập mạnh sức cơ, tăng xoay ngoài và các bài tập kéo giãn bao khớp.
  • Sau 6 tháng tập vận động chuyên nghành thể thao.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *