Mối quan hệ giữa Helicobacter pylori và ung thư dạ dày

Kể từ khi được phát hiện vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ XXI, ngày càng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP) này và các bệnh lý của trên cơ thể con người. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã tuyên bố rằng HP là thuộc tác nhân sinh ung thư nhóm I đối với ung thư biểu mô tuyến dạ dày (gastric adenocarcinoma). Cũng có bằng chứng cho thấy nhiễm HP  là một yếu tố nguy cơ của lymphoma liên quan niêm mạc  (MALT lymphoma) ở dạ dày.

minh-hoa-nhiem-hp
Minh họa xoắn khuẩn Helicobacter pylori

1. Đặc điểm của vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori là một loài vi khuẩn có tính chất vi sinh đặc biệt thích nghi tốt với môi trường sống của chúng. Đây là một vi khuẩn gram âm có hình dạng xoắn và được trang bị nhiều roi để di chuyển. HP  có khả năng sống trong môi trường dạ dày và tá tràng có độ axit rất cao và đã phát triển nhiều cơ chế để sống sót trong môi trường khắc nghiệt này. Một trong những cơ chế này là sản xuất urease, một enzyme phân huỷ urea thành amoni, giúp trung hòa axit xung quanh và tạo môi trường kiềm hơn, thuận lợi cho sự sống của vi khuẩn. Hội nghị đồng thuận Viện Y tế quốc gia của Hoa Kỳ (National Institutes of Health Consensus Conference) công nhận HP là một nguyên nhân gây loét dạ dày và tá tràng từ năm 1994.

Ngoài urease, HP còn có nhiều yếu tố gây bệnh khác giúp vi khuẩn này xâm nhập và tồn tại trong niêm mạc dạ dày. Bao gồm các chất kết dính giúp vi khuẩn gắn kết vào tế bào chủ, cũng như các enzyme và độc tố khác có thể gây tổn thương mô chủ và gây ra phản ứng viêm trong lớp niêm mạc của dạ dày. HP cũng có khả năng biến thể kháng nguyên, giúp nó tránh được hệ miễn dịch của ký chủ và tồn tại trong niêm mạc dạ dày trong thời gian dài. Gen của HP  có tính linh hoạt cao, nó có thể nhanh chóng tiếp nhận hay truyền tải vật liệu di truyền thông qua truyền gen ngang. Tính năng này được cho là góp phần vào khả năng HP thích nghi với môi trường thay đổi và phát triển các chủng đề kháng kháng sinh.

2. Mối quan hệ của Helicobacter pylori và ung thư dạ dày

2.1 Vai trò của Helicobacter pylori trong sinh bệnh học ung thư dạ dày

Một số giả thuyết và mô hình thực nghiệm đã được đưa ra để giải thích vai trò của HP trong quá trình ung thư, tuy nhiên cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tính chất vi sinh của HP nói chung và các chủng riêng biệt nói riêng, đáp ứng của cơ thể ký chủ và các yếu tố môi trường đều đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của khối u dạ dày. Các chủng khác nhau của HP cũng có thể là một yếu tố quyết định khả năng gây ra bệnh lý ác tính hoặc là loét.

Các chủng HP sản xuất VacA và CagA kích thích phản ứng viêm mô mạnh hơn và kích thích sản xuất cytokine nhiều hơn các chủng không độc tố này. Hai gene khác (picA và picB, hiện được gọi là CagE) được cùng phiên mã với cagA. Sản phẩm gene của picB (CagE) kích thích sự giải phóng của các cytokine biểu mô, bao gồm interleukin-8 (IL-8).

Vi khuẩn sản xuất nhiều chất kháng nguyên, bao gồm heat shock protein, urease và lipopolysaccharide, có thể kích hoạt tế bào T và kích thích phản ứng của biểu mô, chẳng hạn như làm cho tốc độ tăng trưởng và tử vong của tế bào biểu mô dạ dày bị thay đổi. Nhiễm H. pylori có thể kích hoạt phản ứng của các tế bào bạch cầu , dẫn đến sự di chuyển của các tế bào này đến vị trí nhiễm khuẩn và giải phóng các chất oxy hóa phản ứng, gây hại cho DNA và dẫn đến đột biến và ác tính hóa.

2.2 Một số bằng chứng về liên quan của Helicobacter pylori và ung thư dạ dày

  • Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối tương quan mạnh giữa sự nhiễm H. pylori và ung thư dạ dày. Ví dụ, nghiên cứu EUROGAST trên 17 nhóm dân cư từ 13 quốc gia khác nhau (11 quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản) đã phát hiện ra nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp sáu lần ở các nhóm nhiễm H. pylori so với các nhóm không nhiễm
  • Một trong những nghiên cứu tiến cứu lớn nhất liên quan đến nguy cơ ung thư và nhiễm HP với sự tham gia của 1526 bệnh nhân tại Nhật Bản, trong đó có 1246 bệnh nhân nhiễm HP. Bệnh nhân được tiến hành nội soi và lấy mẫu sinh thiết khi đăng ký tham gia và sau đó từ một đến ba năm sau đăng ký. Trong quá trình theo dõi trung bình 7.8 năm, 36 bệnh nhân đã phát triển ung thư dạ dày ( chiếm tỷ lệ 2.9%), tất cả đều nhiễm H. pylori. Không có bệnh nhân không nhiễm H. pylori nào phát triển ung thư.
  • Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế ước tính rằng 36% và 47% tổng số ung thư dạ dày tương ứng ở các nước phát triển và nước đang phát triển liên quan đến nhiễm HP. Điều này đại diện cho gần 350.000 ca ung thư dạ dày hàng năm trên toàn thế giới.

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng nhiễm Helicobacter pylori và ung thư dạ dày có mối liên hệ với nhau. Nhiễm HP là nguyên nhân quan trọng gây ung thư dạ dày. Vì vậy, việc phát hiện sớm nhiễm H. pylori để có biện pháp điều trị phù hợp sẽ đóng góp quan trọng trong việc hạn chế diễn tiến đến ung thư dạ dày. Tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec, có các công nghệ và chuyên gia giúp chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp cho bệnh nhân,

Tài liệu tham khảo:

Uemura N, Okamoto S, Yamamoto S. Helicobacter pylori infection and the development of gastric cancer. N Engl J Med. 2001 Sep 13;345(11):784-9.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *