Chạy bộ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân?

Hội chứng ống cổ chân là một bệnh lý phổ biến,việc tập luyện thể thao như chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây. 

1. Hội chứng ống cổ chân là gì?

Mắt cá chân là vị trí của nhiều dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh chày sau. Dây thần kinh chày sau đi qua ống xơ xương và chia thành các dây thần kinh gan chân trong và ngoài. Hội chứng ống cổ chân là tình trạng bệnh lý liên quan đến chèn ép các dây thần kinh trong ống này, cụ thể là dây thần kinh chày sau.

Hội chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như gãy xương, bong gân, viêm sưng ở vùng cổ chân, viêm khớp và nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc các bệnh lý viêm khớp dạng thấp hoặc viêm bao gân, cũng như có thói quen vận động mạnh như chơi thể thao hay chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc xác định nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ chân rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa các biến chứng.

2. Triệu chứng của hội chứng ống cổ chân

Những triệu chứng chính bao gồm:

  • Đau: đau trong lòng bàn chân và xung quanh cổ chân là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng đường hầm ống cổ chân. Đau thường tăng lên khi đứng hoặc đi bộ và giảm khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển, có thể đau cả trong lúc nghỉ, cần phân biệt với nguyên nhân gây đau do viêm cân gan chân.
  • Tê hoặc cảm giác khó chịu: cảm giác tê trong lòng bàn chân hoặc ngón chân.
  • Chuột rút : Tình trạng chuột rút ngón chân có thể xảy ra.
  • Cảm giác nóng rát: Bệnh nhân có thể cảm thấy nóng rát hoặc khó chịu trong lòng bàn chân hoặc ngón chân. Đây là do sự ảnh hưởng của động mạch và dây thần kinh.
  • Sưng: Đôi khi sưng ở vùng cổ chân hoặc ngón chân.

3. Chạy bộ làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Câu trả lời là có, thực tế, việc chạy bộ có thể tăng nguy cơ này do các cơ và dây chằng trong vùng cổ chân phải làm việc liên tục để hỗ trợ cho việc di chuyển của cơ thể, từ đó có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh chày sau, tuy nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, sức khỏe, cân nặng, mức độ tập luyện và kỹ năng chạy bộ của người tập.

Chạy bộ không đúng kỹ thuật làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân

4. Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân khi tập luyện thể thao?

  • Tập luyện theo cường độ từ nhẹ đến nặng: Bắt đầu với một mức độ tập luyện nhẹ và dần dần tăng lên theo từng tuần. Không nên tập luyện quá mức, quá nhanh hoặc quá sức của bạn.
  • Tập luyện đa dạng: Hãy thay đổi các bài tập và phương pháp tập luyện để tránh tập trung quá nhiều vào một nhóm cơ hoặc một động tác khi tập luyện.
  • Tập luyện thường xuyên: Tập luyện thể thao thường xuyên để giúp cơ thể và các khớp xương, cơ và dây chằng tập thích nghi và phát triển khả năng chịu đựng.
  • Thực hiện bài tập giãn cơ trước và sau khi tập luyện: Tập luyện giãn cơ giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự lưu thông máu và oxy đến các cơ.
  • Chọn những đôi giày phù hợp và thay đổi giày thường xuyên giúp giảm áp lực lên vùng cổ chân trong quá trình tập luyện thể thao.
  • Sử dụng các loại phụ kiện hỗ trợ:  như các băng đàn hồi, tất chống trơn trượt,.. Những phụ kiện này giúp tăng cường sự ổn định cho cơ bắp và khớp, giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi tập luyện.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ chân: Thực hiện các bài tập tăng cường cơ chân để cải thiện sức mạnh và sức chịu đựng của chân. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân và các chấn thương khác liên quan đến chân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *