Theo dõi trong quá trình điều trị viêm gan virus C của Bộ Y tế

Viêm gan C (HCV) là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan C gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên toàn thế giới. Theo dõi điều trị viêm gan C là quá trình theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Quá trình này thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa gan hoặc nhân viên y tế có chuyên môn về viêm gan C.

Bác sĩ là người theo dõi sau điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus C
Bác sĩ là người theo dõi sau điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus C

1. Theo dõi tương tác thuốc

– Đánh giá tương tác thuốc trước khi điều trị viêm gan vi rút C và trước khi người bệnh bắt đầu điều trị các thuốc khác trong quá trình điều trị (Phụ lục 5).

– Theo dõi đánh giá tương tác thuốc đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đồng nhiễm HCV/HIV do nhiều thuốc DAA có tương tác với ARV, người bệnh có rối loạn nhịp tim điều trị amiodaron có tương tác với SOF, VEL gây chậm nhịp tim, người bệnh đang sử dụng nhóm statin điều trị hạ lipid máu có thể tương tác với SOF gây tăng nguy cơ ly giải cơ vân…

2. Theo dõi tác dụng không mong muốn

Các thuốc DAA có một số tác dụng không mong muốn nhẹ, thường tự khỏi. Xét nghiệm chức năng thận và đánh giá mức lọc cầu thận nếu nghi ngờ suy thận khi sử dụng các phác đồ DAA cùng với các thuốc khác có khả năng tương tác gây độc tính lên thận

Đối với người bệnh điều trị RBV: Theo dõi chặt chẽ các tác dụng không mong muốn của RBV, xét nghiệm hemoglobin và điều chỉnh liều dựa trên mức hemoglobin.

– Đối với người bệnh không có bệnh tim mạch:

+ Hemoglobin < 10g/dL: giảm liều RBV từ 800 – 1200 mg/ngày xuống 600 mg/ngày và có thể dùng thêm erythropoietin, darbepoietin.

+ Hemoglobin 8,5 – 10g/dL: giảm liều RBV 50% cho đến liều 200mg/ngày.

+ Hemoglobin < 8,5g/dL: ngừng điều trị.

– Đối với người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch ổn định: giảm liều RBV nếu hemoglobin giảm nhiều hơn 2g/dL trong thời gian điều trị 4 tuần. Nếu sau 4 tuần giảm liều mà hemoglobin vẫn giảm nhiều hơn 2g/dL thì ngừng điều trị RBV.

3. Tuân thủ điều trị và tư vấn hỗ trợ khác

– Người bệnh cần được cung cấp thông tin về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, đánh giá tuân thủ điều trị mỗi lần tái khám, nhận thuốc.

– Tư vấn về tác hại của rượu bia

– Tư vấn về dinh dưỡng, đặc biệt cho người bệnh xơ gan

– Tư vấn và kết nối người bệnh viêm gan vi rút C nghiện chích ma túy đến các dịch vụ giảm hại

– Tư vấn nguy cơ xơ gan và HCC

4. Theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan vi rút C mạn

4.1. Điều trị khỏi

– Đạt được đáp ứng vi rút bền vững (SVR): Tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện ở tuần thứ 12 sau khi kết thúc điều trị (SVR12).

– Theo dõi người bệnh sau khi điều trị khỏi:

+ Theo dõi biến chứng HCC đặc biệt ở người có xơ hóa gan ≥ F3 bằng siêu âm bụng và AFP mỗi 3-6 tháng. Xét nghiệm AFP-L3, PIVKA-II để phát hiện sớm HCC.

+ Theo dõi biến chứng đối với người bệnh xơ gan: nội soi dạ dày phát hiện giãn tĩnh mạch thực quản để phòng ngừa xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản…

+ Tư vấn dự phòng tái nhiễm HCV trên người bệnh tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm HIV.

+ Người bệnh có nguy cơ tái nhiễm HCV hoặc có tăng men gan trở lại: cần kiểm tra lại xét nghiệm định lượng HCV RNA để phát hiện bệnh tái phát hoặc nhiễm HCV mới.

4.2. Ngừng điều trị

Việc ngừng điều trị rất ít gặp khi điều trị với phác đồ DAA. Tuy nhiên, có thể ngừng điều trị khi người bệnh có các tác dụng không mong muốn nặng, đe dọa tính mạng (đặc biệt đối với phác đồ có ribavirin):

+ ALT tăng ≥ 10 lần ở tuần thứ 4 điều trị.

+ ALT tăng dưới 10 lần ở tuần thứ 4 điều trị nhưng kèm theo bất kỳ tình trạng: suy nhược, buồn nôn, nôn, hội chứng não gan, ứ mật có tăng Bilirubin (Bilirubin TP > 3 mg/dL hoặc Bilirubin TT: >1,5 mg/dL) và/hoặc tăng phosphatase kiềm có ý nghĩa.

+ ALT tăng dưới 10 lần ở tuần thứ 4 điều trị và không giảm ở tuần thứ 6 và tuần thứ 8 điều trị: xem xét ngưng điều trị sau khi đã loại trừ tăng ALT do các nguyên nhân khác.

4.3. Điều trị lại đối với người bệnh thất bại điều trị

Thất bại điều trị được xác nhận khi không đạt được SVR12 sau kết thúc điều trị (Bảng 7).

Đối với các trường hợp thất bại điều trị, cần xét nghiệm kiểu gen HCV nếu trước đó chưa xét nghiệm. Chuyển tuyến/hội chẩn xin ý kiến chuyên gia để chọn lựa phác đồ thích hợp cho từng cá thể, nếu cần.

                   Bảng Phác đồ điều trị cho người điều trị thất bại 

Phác đồ điều trị thất bại Phác đồ điều trị lại và thời gian điều trị
Phác đồ thay thế Không xơ gan và xơ gan còn bù Xơ gan mất bù
SOF + RBV
SOF/VEL 12 tuần 24 tuần (+RBV)
SOF/VEL/VOX1 12 tuần Không
GLE/PIB2 12 tuần Không
SOF/DAC

SOF/LDV

SOF/VEL +RBV 24 tuần 24 tuần
SOF/VEL/VOX1 12 tuần Không
GLE/PIB2 12 tuần Không
SOF/VEL SOF/VEL +RBV 24 tuần 24 tuần
SOF/VEL/VOX1 12 tuần Không
GLE/PIB2 12 tuần Không

1, 2 Thuốc chưa được đăng ký tại Việt Nam và không được kê đơn. Chỉ được kê đơn khi các thuốc này được Bộ Y tế cấp phép.

Lưu ý: Các trường hợp thất bại điều trị với các phác đồ DAA không đề cập trong bảng, việc lựa chọn phác đồ điều trị lại phải có ý kiến hội chẩn với chuyên gia trong từng trường hợp cụ thể.

Tóm lại, theo dõi điều trị viêm gan C là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Việc tham gia khám định kỳ và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân có thể chủ động quản lý và điều trị bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.  https://youtu.be/sJAOMNkNpz8

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *