Rối loạn nhịp tim là một vấn đề khá thường gặp và phức tạp trong tim mạch. Trong đó rung nhĩ là hiện tượng rối loạn nhịp tim xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị gián đoạn, có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi. Chỉ có khoảng 1% AF ở các BN tuổi < 60 trong khi đó có tới 12% ở tuổi từ 75-84 và thậm chí tới hơn 1/3 số BN từ 80 tuổi trở lên có AF. Nhiều nguyên nhân gây bệnh này, hay gặp như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, hở van hai lá… có trường hợp rung nhĩ vô căn, không tìm được căn nguyên.
1.Cơ chế
Bình thường, nút xoang ở nhĩ ở thành bên nhĩ phải sẽ phát tín hiệu điện lan truyền tới cả hai nhĩ, chúng sẽ khử cực và co cơ đồng bộ. Sau đó tín hiệu lan truyền đến nút nhĩ thất rồi xuống tâm thất thông qua bó His-mạng Purkinje.
Bệnh xuất hiện khi có bất thường về cấu trúc hoặc điện sinh lý của cơ nhĩ gây ra các xung động, đường dẫn truyền bất thường. Khi đó thay vì một nhát bóp mạnh đẩy máu xuống tâm thất thì tín hiệu lại lan truyền lòng vòng trong nhĩ, nút xoang sẽ mất kiểm soát, tạo nên các nhát bóp yếu làm tâm nhĩ như đang rung lên nên gọi là rung nhĩ (AF).
2. Phân loại rung nhĩ
Dựa heo thời gian xuất hiện , có 5 loại:
- Cơn rung nhĩ lần đầu mới xảy ra.
- Rung nhĩ kịch phát: những cơn này tự xuất hiện và tự kết thúc trong vòng 7 ngày, rất dễ bị tái phát.
- Rung nhĩ dai dẳng: tồn tại lâu hơn 7 ngày.
- Rung nhĩ dai dẳng kéo dài: thời gian kéo dài trên 1 năm.
- Rung nhĩ mạn tính: không có khả năng chuyển về nhịp xoang.
Ngoài ra còn có rung nhĩ thứ phát do các nguyên nhân cấp tính và rung nhĩ đơn độc ở bệnh nhân không có bệnh tim thực thể.
3. Triệu chứng, dấu hiệu
- Loạn nhịp hoàn toàn
- Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực
- Khó thở
- Đau ngực
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Vã mồ hôi
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, độ tuổi cũng như mức độ ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim. Người bệnh có thể cảm thấy một trong các triệu chứng trên. Nhiều trường hợp không có triệu chứng gì. Khi biểu hiện ra đã xuất hiện các biến chứng như suy tim, tắc mạch, đột quỵ,… Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất, đột quỵ có thể gây liệt nửa người, thậm chí hôn mê và tử vong.
4. Chẩn đoán
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng của bạn và tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tình trạng tim mạch của bạn.
1. Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ là một phương pháp đo điện hoạt động của tim. Nó được sử dụng để xác định xem có bất thường nào trong nhịp tim của bạn hay không.
2. Holter monitor: Đây là một thiết bị giám sát nhịp tim của bạn trong 24-48 giờ. Nó được đeo trên người và ghi lại tất cả nhịp tim của bạn giúp xác định, đánh giá mức độ và phân loại các rối loạn nhịp tim .
3. Siêu âm tim: đánh giá các tổn thương cấu trúc tim ( giãn nhĩ trái, bất thường vận động vùng thành thất trái gợi ý nhồi máu cơ tim , tổn thương van tim, bệnh lý cơ tim).
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị rung nhĩ, họ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
5. Điều trị
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó vẫn cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các nguyên tắc điều trị:
5.1.Kiểm soát nhịp, kiểm soát tần số thất
-Rung nhĩ có tấn số đáp ứng thất nhanh nên sử dụng các loại thuốc làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thất: Digitals, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci,…
-Chuyển về nhịp xoang và duy trì. Tỷ lệ dùng thuốc chuyển nhịp thành công thấp hơn sốc điện nhưng thuốc chuyển nhịp giúp tăng khả năng thành công khi sốc điện và duy trì tốt nhịp xoang sau đó.
Phương pháp này áp dụng tùy đối tượng, với bệnh nhân cao tuổi, nhiều nguy cơ tái phát thì “chung sống hòa bình” với AF là biện pháp tốt hơn cả.
5.2.Dự phòng tắc mạch, đột quỵ ở bệnh nhân có nguy cơ cao
Bệnh làm giảm dòng chảy máu qua tim, tăng nguy cơ đọng máu và hình thành cục máu đông. Nếu có cục máu đông có thể gây ra nhồi máu cơ tìm và khi nó vận chuyển ra khỏi tim tới cơ quan khác gây tắc mạch dẫn đến tổn thương, nhất là ở não gây đột quỵ . Các loại thuốc chống đông thường dùng để dự phòng như thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc kháng vitamin K,…
5.3.Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và điều trị bệnh tim mạch, bệnh lý đồng mắc khác.
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh hay gặp nhất ở bệnh nhân AF. Các nguyên nhân, nguy cơ thường gặp khác còn có béo phì, đột ngột uống nhiều rượu (các trường hợp uống rượu lâu dài với lượng vừa phải không làm tăng tỷ lệ AF), bệnh van tim và cường giáp trạng,…
-Ngoài ra, còn các phương pháp triệt đốt qua catheter (RF), phẫu thuật cô lập nhĩ trái (maze) và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại rung nhĩ, các bệnh tim khác hoặc các vấn đề sức khỏe khác, và các triệu chứng của bệnh nhân.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch, hãy liên hệ HOTLINE hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY để được tư vấn, phát hiện và điều trị sớm.
Leave a Reply