Tác dụng của hoa cúc trong điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên hơn 422 triệu vào năm 2014. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho ngành y tế trong việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Trong đó, hoa cúc được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng trong việc điều trị đái tháo đường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của hoa cúc trong điều trị đái tháo đường và những lợi ích của việc sử dụng loại thảo dược này.

1. Giới thiệu chung 

Hoa cúc là loại cây có rễ hình trục chính mỏng đâm thẳng vào đất. Thân phân nhánh mọc thẳng phân nhiều nhánh và cao tới 10-80cm. Lá dài và hẹp, các đầu hoa được đặt riêng rẽ, có cuống và có đường kính 10-30mm

Hoa cúc (Matricaria chamomilla L.) là cây thuốc nổi tiếng thuộc họ Cúc (Asteraceae) và là một trong những loại thảo dược quan trọng có nguồn gốc từ miền Nam và miền Đông Châu Âu. Hoa cúc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại với nhiều mục đích sử dụng khác nhau bởi đa dạng hoạt chất được tìm thấy trong nó

Hoa cúc (Chamomile)
Hoa cúc (Chamomile)

Đái tháo đường là bệnh lý lâu dài , đặc trưng bởi mức đường huyết cao và khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể không hoạt động bình thường. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh, thị lực, thận và tim mạch. Đái tháo đường được chia thành hai loại chính là đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2. Trong đó, đái tháo đường loại 2 có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố nguy cơ được hình thành từ lối sống sinh hoạt hằng ngày như kiểm soát không tốt cân nặng, thói quen ăn uống không tốt hoặc yếu tố di truyền. Theo một nghiên cứu của International Diabetes Federation (IDF) (2019), số lượng người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới đã tăng lên hơn 463 triệu người trong năm 2019, và dự kiến ​​sẽ tăng lên 700 triệu người vào năm 2045. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới

Đái tháo đường
Đái tháo đường

2.Thành phần hoạt chất và hoạt tính sinh học trong hoa cúc

Trong hoa cúc có nhiều thành phần hoạt chất có hoạt tính sinh học khác nhau đã được phân lập và sử dụng cho mục đích của con người trong nhiều khía cạnh. Hơn 120 thành phần khác nhau được xác định trong hoa cúc bao gồm các acid amin, polisaccarit, acid béo, một số flavonoid, các hợp chất phenolic và một số coumarin 

Thành phần hoạt chất trong hoa cúc
Thành phần hoạt chất trong hoa cúc

Trong số đó, tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc đã thể hiện hoạt động kháng khuẩn chống lại một số loài vi khuẩn, nấm và virus. Hoa cúc là một trong những nguồn Apigenin tự nhiên phong phú nhất, Apigenin là một Flavonoid thuộc loại Flavon có tác dụng trên các quá trình bao gồm tiến trình chu kỳ tế bào, enzyme truyền tín hiệu tế bào và quá trình sản xuất cytokine. Ngoài ra, Apigenin cũng được đánh giá cao như một tác nhân chống viêm khi can thiệp vào sự kết dính của bạch cầu và điều hòa tăng cường protein kết dính trong tế bào nội mô. Một thành phần khác của dầu hoa cúc là Chamazulene đã được chứng minh là có tác dụng ức chế quá trình viêm qua việc ngăn chặn quá trình peroxy hóa của Acid Arachidonic và Quercetin được nghiên cứu là chất ức chế hiệu quả khi giải phóng Histamin. Tinh dầu hoa cúc làm giảm tác dụng gây độc gen của các tác nhân đột biến Daunorubicin và Methyl Methane Sulfonate (MMS)  trong tủy xương. Trên tiêu hóa, hoa cúc được sử dụng cho nhiều tình trạng như rối loạn tiêu hóa, co thắt hoặc đau dạ dày, đầy hơi, loét và kích ứng đường tiêu hóa khi làm dịu thư giãn các cơ vận chuyển thức ăn qua ruột. Chiết xuất từ hoa cúc được đánh giá cao về khả năng kích thích sự biệt hóa và kháng hóa của các tế bào nguyên xương giúp hỗ trợ điều trị loãng xương

Hoạt tính sinh hoạt của hoạt chất chiết xuất trong hoa cúc
Hoạt tính sinh hoạt của hoạt chất chiết xuất trong hoa cúc

3.Tác dụng và cơ chế của hoạt chất trong hoa cúc đối với đái tháo đường

(1) Đặc tính chống viêm của nhiều thành phần hoạt chất trong hoa cúc như Apigenin, Chamazulene giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào tuyến tụy mà sự bảo vệ tuyến tụy rất quan trọng vì đóng vai trò sản xuất Insulin là hormone chịu trách nhiệm kiểm soát lượng đường trong máu. (2) Các thức uống từ hoa cúc đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết trong huyết tương là do kích thích sử dụng Glucose ở ngoại biên đặc biệt là ở cơ và mô mỡ hoặc ức chế các enzyme của quá trình tạo Glucose và quá trình phân giải Glycogen. (3) Ngoài ra tác dụng có lợi của hoa cúc đối với các thông số đường huyết thông qua việc giảm TNF-α và hs-CRP huyết thanh. Cụ thể, TNF-α có thể thay đổi độ nhạy của Insulin theo những cách khác nhau, bao gồm gây ra sự gia tăng quá trình Phosphoryl hóa Ser/Thr của cơ chất thụ thể Insulin 1 (IRS1) hoặc Insulin 2 (IRS2) hoặc suy yếu các con đường truyền tín hiệu của thụ thể Insulin. (4) Một số hoạt chất trong hoa cúc như Luteolin và Acid Caffeic tăng độ nhạy Insulin bằng cách điều chỉnh kích thích thụ thể vận chuyển Glucose phụ thuộc Insulin (GLUT4) trên màng tế bào, Luteolin cũng được chứng minh đến việc điều chỉnh nồng độ Glucose và phân hủy acid béo.

Cơ chế tác động của hoa cúc trên đái tháo đường
Cơ chế tác động của hoa cúc trên đái tháo đường

4.Cách sử dụng hoa cúc trong điều trị đái tháo đường

Một số sản phẩm được chế biến từ hoa cúc phục vụ cho việc kiểm soát đường huyết 

4.1 Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc khô và có thể có tác dụng giảm đường huyết. Một nghiên cứu được công bố trong Healthline cho thấy rằng trà hoa cúc trắng được pha khoảng 150mL cùng với 3g bông cúc ngày 3 lần sau bữa ăn duy trì trong 8 tuần sẽ giảm đáng kể chỉ số HbA1c và  cải thiện Insulin 

4.2 Tinh dầu hoa cúc 

Tinh dầu hoa cúc có thể sử dụng để massage hoặc phun sương trong không khí đặt trong nhà. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hít thở tinh dầu hoa cúc trắng có thể giảm mức đường trong máu, tăng khả năng tiết Insulin và giảm cảm giác lo âu ở người mắc tiểu đường

4.3 Kem hoa cúc

Kem chứa các hoạt chất chiết xuất từ hoa cúc có thể làm dịu vết thương, phồng rộp hoặc ngứa do ảnh hưởng của bệnh lý đái tháo đường và có tác dụng chống viêm giảm đau

5.Một số lưu ý liên quan đến việc sử dụng hoa cúc

Tác dụng phụ: Liều dùng lớn hoa cúc có thể gây nôn và dị ứng

Tương tác thuốc: Hoa cúc trắng có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen), Aspirin, thuốc chống đông, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật gây các tác dụng phụ và làm giảm tác dụng thuốc

Hãy liên hệ với chúng tôi Hotline Vinmec nếu bạn muốn đặt lịch khám hoặc có bất kỳ thắc mắc nào

Nguồn: Tổng hợp


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *