Thay đổi sinh lý răng ở người cao tuổi.

Người già là đối tượng đặc biệt. Các bệnh lý hệ thống xuất hiện nhiều hơn, đồng thời với đó là bệnh lý răng miệng đi kèm. Nha sĩ cần có cái nhìn tổng quan về những thay đổi đối với răng người cao tuổi để điều trị và chăm sóc tích cực hơn, hỗ trợ phần nào vào sự thành công về sau. Bài viết sau đây nói về tổng quan các thay đổi sinh lý ở bộ răng người già.

1. Một số đặc điểm sinh lý ở răng người cao tuổi

rang-nguoi-cao-tuoi
Người cao tuổi có những mặt bệnh mà các Nha sĩ nên nắm rõ

1.1. Biến đổi sinh lý chung

Khi tuổi cao, con người không thể tránh khỏi việc đối mặt với quá trình lão hoá. Lão hoá được định nghĩa là quá trình tích lũy các thay đổi của cơ thể theo thời gian, bao gồm thay đổi về sinh lý, tâm lý và xã hội.

Lão hoá bắt đầu từ da: da cứng và nhăn nheo, tăng lớp mỡ dưới da ở bụng, ngực, đùi, mông. Sau đó tóc chuyển bạc, trước ít và chậm, sau nhiều và nhanh hơn, mắt điều tiết kém đi gây lão hoá và thị lực giảm. Bên cạnh đó, thính lực cũng kém đi.
Khi trải qua quá trình lão hoá, hoạt động chức năng của các cơ quan, phủ tạng bị giảm dần, bài tiết dịch vị kém, ăn uống kém ngon và chậm tiêu, hoạt động chức năng gan, thận cũng giảm dần, hệ thống nội tiết yếu đi, chức năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích ứng với lao động nặng. Khả năng thích ứng của người cao tuổi với những thay đổi ngoại cảnh như thời tiết nóng, lạnh kém dần. Họ cũng giảm khả năng làm việc trí óc, nhanh mệt, tư duy nghèo dần, liên tưởng kém, trí nhớ giảm hay quên, kém nhạy bén, chậm chạp. Không những vậy, đối với người cao tuổi, khả năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên ngoại lai, vi khuẩn giảm nhiều dễ dẫn đến nhiễm trùng và nổi lên là hiện tượng tự miễn.

Tất cả những hiện tượng lão hoá đó là nguyên nhân làm cho sức khỏe người cao tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mãn tính và cấp tính.

1.2. Biến đổi sinh lý răng miệng hàm mặt

– Thay đổi của men răng người cao tuổi:  Theo tuổi tác, dần dần về mặt đại thể chúng ta thấy men răng có một số thay đổi như: răng trở nên tối màu hơn do men răng ngày càng trong suốt hơn, có dấu hiệu của mòn răng – răng, mài mòn, mòn hoá học. Thân răng ngày càng có nhiều đường nứt dọc, diện tích men răng che phủ thân rằng bị thu hẹp, tăng dẫn diện tích thân và chân răng không có men che phủ. Về mặt vị thế chúng ta thấy có một số thay đổi sau: giảm số lượng đuôi của các trụ men, giảm số lượng lá men, giảm tính thẩm đối với dịch, tăng hàm lượng fluor và Nitrogen… Những thay đổi men răng theo tuổi giúp men răng tăng khả năng chống lại sâu răng. Tuy nhiên, do diện tích phần thân và chân răng không có men che phủ tăng dần theo thời gian, các phần ngà thân và chân răng bị lộ ra không có men che phủ (không trơn nhẫn, để kháng kém với acid) lại thường ở các vị trí giải phẫu như cổ răng, mặt nhai là nơi rất thuận lợi cho việc hình thành mảng bám do khó vệ sinh, vì vậy làm tăng khả năng mắc bệnh cho răng.

– Thay đổi của ngà răng người cao tuổi: Ngả răng liên tục được tạo ra trong suốt cuộc đời. Ngà răng được tạo ra sau khi trẻ được sinh ra gọi là ngà thứ phát (thưởng được hình thành khi chân răng đã hoàn thiện và rằng bắt đầu hoạt động chức năng). Các bệnh lý như sâu răng, mòn cơ học, mòn răng-răng… làm ngà răng thay đổi đa dạng: ngả thứ phát sinh lý, ngà xơ cứng và ngà sửa chữa (còn gọi là ngà thứ ba) ngày càng dày hơn.

+ Ngà sửa chữa:

• Hình thành ngay gần vùng răng bị kích thích (như sâu răng, chấn thương), do . kích thích hoạt động của nguyên bào tạo ngà.

• Làm giảm sự nhạy cảm của răng, giúp tuy có cơ hội phục hồi.

• Thường gặp ở vùng răng trước.

+ Ngà xơ cứng (ngà trong suốt)

• Là phản ứng bảo vệ khi tổn thương ngà nguyên phát.

• Trong ống ngà có nhiều sợi collagen và tinh thể.

• Ống ngà dần bị phá huỷ và ngà trở nên vôi hoá hơn.

• Các thay đổi của ngà răng dẫn đến các biểu hiện lâm sàng như:
* Sự mất cấu trúc ống ngả làm giảm sự nhạy cảm của mô
* Giảm tính thẩm của ngà răng ngăn ngừa sự xâm nhập của các độc tố.
* Ngà răng người cao tuổi dày lên làm giảm phản ứng của tuy cũng như giảm nguy cơ lộ tuỷ. Độ trong suốt của ngà ngày càng giảm.
* Nhiễm màu ngà khi có các tổn thương. Trên lâm sàng, một trong những biểu hiện của sự lão hoá mô cứng của răng là hiện tượng mòn răng. Mòn răng có thể gặp ba dạng là: mòn rằng răng, mòn cơ học và mòn hoá học.

rang-nguoi-cao-tuoi
Bệnh lý mòn răng phổ biến trên đối tượng người cao tuổi

(1) Món răng — răng: là sự mài mòn sinh lý, diễn ra do tiếp xúc răng – răng trong thời gian dài làm mất dần tổ chức cứng của răng. Nguyên nhân của mòn răng — răng là do lực ăn nhai hoặc do thói quen cận chức năng. Mòn răng – răng xảy ra phổ biến ở
nam hơn ở nữ.
(2) Mòn cơ học (mài mòn): là sự mất tổ chức răng bệnh lý do quá trình tiếp xúc cơ học bắt thường. Ví dụ: Do bệnh nghề nghiệp, mài mòn do chải răng, do dùng chỉ tơ không đúng cách, do dùng tăm…
(3) Mòn hoá học: là quá trình mất tổ chức bề mặt của răng do các hợp chất hoá học. Vi dụ: Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản mạn, đồ uống có tính acid…
Các tình trạng mòn răng – răng, mài mòn răng, mòn hoá học sẽ gây ra biển đổi ở men răng, ngà răng, tuỷ răng và xương răng. Ba loại mòn răng này có thể xảy ra trên cùng một bệnh nhân.

– Thay đổi của tuỷ răng: Theo thời gian và suốt quá trình hoạt động chức năng, tuỷ răng dần dần có sự thay đổi. Thông thường chúng ta quan sát thấy có một số sự thay đổi như sau:

+ Giảm thể tích và kích thước của buồng tuỷ do sự tạo ngả liên tục từ phía mặt nhai
và vùng chẽ.

+ Số lượng tế bào giảm (các tế bào cũng giảm số lượng bào quan như lưới nguyên sinh chất, ty thể…). Các nguyên bào sợi và nguyên bào tạo xương cũng thoái hoá.

+ Thay đổi thành phần của sợi liên kết: tăng lượng sợi collagen cùng với tăng lượng soi Von Korff.

+ Thu hẹp đường kính mạch máu nuôi dưỡng, xơ vữa các vi động mạch, dày nội mạc thành mạch.

+ Thay đổi sự phân bố của thần kinh; các dây thần kinh tập trung tại trung tâm của điểm thoát ra của dây thần kinh, thoái hoá và mất dần các dây thần kinh dẫn truyền làm tăng ngưỡng kích thích đau.

+ Tuỷ canxi hoá có thể xảy ra ở tủy buồng hoặc tuỷ chân. Có thể gặp hai loại: sỏi tuỷ hoặc canxi hoá lan toả.

– Răng được nuôi dưỡng kém hơn và giòn hơn nên dễ vỡ, dễ sứt mẻ.

– Thay đổi mô quanh răng người cao tuổi: Biểu mô lợi ngày càng mỏng và kém sừng hoá, dễ bị sang chấn. Mô liên kết lợi trở nên thô và đặc hơn, bám dính biểu mô liên kết ngày càng giảm theo tuổi, có sự dịch chuyển dần về phía chóp răng (cùng với quá trình co lợi). Hệ thống dây chằng quanh răng; số lượng nguyên bào sợi giảm, tăng số lượng collagen và sợi chun, khoảng rộng của dây chằng quanh răng giảm khi răng không tiếp khớp và tăng khi răng chịu lực nhai lớn. Độ dày của cement có thể tăng gấp 5–10 lần theo tuổi. Tinh thấm của tế bào giảm theo tuổi. Thành phần Fluor và Magie trong cement tăng dần theo tuổi.

– Xương ổ răng: tiêu xương được thể hiện bởi sự giảm chiều cao huyệt ổ răng theo sau bởi sự mất răng, đi kèm với sự mất xương vỏ và sự sửa chữa xương.

– Thay đổi của niêm mạc miệng: Độ dày của lớp biểu mô giảm, quá trình sừng hoá giảm, đồng thời tế bào mô liên kết cũng trở nên tạo nhỏ, bất hoạt, suy giảm quá trình thay thế collagen. Do vậy, người cao tuổi hay bị khô niêm mạc, bề mặt niêm mạc nhẫn, mỏng, giảm độ đàn hồi và săn chắc nên dễ bị tổn thương, bong tróc. Biểu mô phủ và mô liên kết ở khoang miệng teo và mỏng, giảm mối liên kết giữa các protein và mucoprotein theo tuổi. Tăng số lượng tương bào và hậu quả là giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm của mô đối với sang chấn. Tổ chức niêm mạc phủ khoảng miệng ở người cao tuổi có những biến đổi dạng phù nề, các nhú biểu mô mất dần dẫn tới vùng tiếp giáp giữa biểu mô và mô liên kết bị xẹp xuống làm cho lớp biểu mô dễ bị bong tróc. Thời gian thay thế tế bào biểu mô kéo dài, số lượng tế bào Langerhans ít đi. Vì các biến đổi nêu trên nền bề mặt của niêm mạc miệng kém chịu đựng trước các kích thích như nóng, lạnh, sức đề kháng với nhiễm trùng giảm đi, niêm mạc dễ bị tổn thương và khi bị tổn thương thì cũng lâu lành.

– Thay đổi của niêm mạc lưỡi: Các gai lưỡi có hiện tượng giảm và teo. Số gai hình dây của lưỡi giảm làm cho lưỡi có vẻ trơn láng, gai lưỡi hình đài bị teo nhiều nhất với số lượng giảm hoặc mất dần các nụ vị giác gây ra những rối loạn vị giác với các chất ngọt, chua, mặn… Nói chung, niêm mạc lưỡi miệng nhợt nhạt, teo mỏng do giảm chất gian bào, giảm khả năng tăng sinh tế bào và giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân thường thấy ở người cao tuổi.

– Thay đổi ở khớp thái dương – hàm: Ở khớp thái dương – hàm thường gặp sự xơ hoá và thoái hóa khớp, thể tích lồi cầu xương hàm giảm, diện khớp trở nên phẳng, các dây chằng rão. Cùng với sự thoái triển nêu trên, trương lực của các cơ nâng hàm và hạ hàm yếu dần làm cho khớp mất tính ổn định, vận động của hàm bị ảnh hưởng, khớp cắn mất cân bằng dẫn đến khả năng nhai, nghiền thức ăn kém, dễ gây đau, mỏi và có tiếng kêu ổ khớp.

– Thay đổi ở xương hàm: Xương hàm cũng có những biến đổi thoái triển chung theo hệ xương của cơ thể. Trước hết, xương hàm giảm khối lượng do giảm độ đậm đặc bởi hiện tượng loãng xương sinh lý. Trên phim Xquang xương người già ít cản quang, có những vạch sáng chiều rộng vài mm. Xương hàm người cao tuổi yếu và dễ gãy, khi bị gãy thường can xấu và chậm. Sống hãm trên tiêu nhiều hơn theo chiều hướng tâm, sống hàm dưới tiêu ít hơn theo chiều ly tâm. Như vậy, sau khi mất răng, hình thái các xương hàm trên và dưới sẽ có những biến đổi sâu sắc.

– Chức năng nhai: Tốc độ và biên độ chuyển động của hàm dưới giảm trong vận động há, ngậm miệng và độ rộng lên xuống, trong khi chiều sang bên thì vẫn giữ nguyên. Vì vậy, thời gian của chu kỳ nhai không có khác nhiều so với thời kỳ trung niên. Tuy nhiên, hiệu quả của nhai bị giảm sút do răng người cao tuổi suy yếu, hệ thống môi, má, lưỡi và các cơ giảm sự khéo léo, khả năng phối hợp.

– Chức năng nuốt: Chức năng nuốt liên quan nhiều tới hoạt động của lưỡi. Lưỡi giảm sự khéo léo làm cho việc đưa thức ăn chuyển động giảm. Hơn nữa, việc nuốt cũng bị ảnh hưởng do những thoải triển về vận động cơ và thần kinh, của sự sụt giảm lưu lượng nước bọt và độ nhớt của nước bọt.

– Chức năng phát âm: Có những sự thay đổi nhất định về giọng điệu và khả năng nói theo tuổi. Nhưng nếu không có các bệnh lý liên quan thì đặc điểm này ít được chú ý.

– Chức năng tạo dáng khuôn mặt: Các biến đổi nét mặt là do mất răng và do giảm hoặc mất trương lực các cơ ở mặt. Thường có sự hạ thấp tầng mặt dưới, những thay đổi này không chỉ là thẩm mỹ mà còn là sự trở ngại tới chức năng nhai, nuốt.

– Chức năng tiết nước bọt: Nhu mô tuyến nước bọt suy thoái dẫn đến giảm tiết về số lượng nước bọt kể cả chức năng tổng hợp các protein nước bọt, IgA giảm 2/3. Trên thực tế tình trạng khô miệng còn do một số bệnh lý ở tuyến, đặc biệt do hậu quả một số thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần…

Nguồn: Lão nha – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *