Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em là gãy đầu dưới xương cánh tay, đường gãy nằm từ mỏm trên lồi cầu đến ròng rọc xương cánh tay.
Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay là gãy xương thường gặp, đứng thứ hai sau trong các gãy xương vùng khuỷu ở trẻ em, chiếm từ 10-20%. Là một gãy nội khớp, type II hoặc IV theo phân loại của Salter và Harris gây tổn thương đến hai cấu trúc quan trọng của đầu dưới xương cánh tay là sụn phát triển và sụn khớp. Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể kèm: trật khớp khuỷu, gãy mỏm khuỷu, gãy đầu trên xương quay. Độ tuổi thường gặp là 5-10 tuổi.
Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay ở trẻ em dễ bị bỏ sót trong cấp cứu do đặc điểm lâm sàng và Xquang đôi khi ít được chú ý, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nhất là về mặt chức năng. Tuy nhiên, gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay nếu được điều trị đúng sẽ cho kết quả tuyệt vời về lâm sàng cũng như hình ảnh X-quang.
Nhóm tác giả: PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BS. Trần Quốc Lâm, BS. Phạm Xuân Hưng
1. Phân loại gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay
- Theo đường gãy: theo HENRY MILCH có hai loại
- Loại A: ngang qua trung tâm cốt hóa (tương đương Salter-Harris loại IV)
- Loại B: gãy không qua trung tâm cốt hóa đầu xương (tương đương Salter-Harris loại II)
Theo di lệch của LAGRANGE và RIGAULT: có 3 độ
- Độ I: gãy không di lệch, hai mặt gãy còn tiếp xúc
- Độ II: gãỵ hoàn toàn, có di lệch sang bên (từ 2-4 mm), mỏm khuỷu có thể trật sang bên.
- Độ III: di lệch xa hơn nữa, có di lệch xoay.
Hình 2: Phân loại của Lagrange và Rigault
2. Điều trị Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay
Từ báo cáo của Lagrange và Rigauit 1962 nhiều tác giả đã chấp nhận sự phân định 3 độ cũng như R.Merle cTAubígné và L.Descamp 1966 đã phân chia tuỳ theo mức độ di lệch cùa mảnh gãy LCN XCT ra 3 độ:
- Độ 1: không di lệch hoặc di lệch 1 chút ra sau.
- Độ 2: chuyển ra ngoài với 1 chút di lệch xoay ra sau, hoặc 1 chút lên trên.
- Độ 3: di lệch 2 hướng, xoay ra sau với trục mặt phẳng đứng trước và ra ngoài với trục trước sau và chuyển dịch của mảnh vỡ.
Các điều trị với từng loại di lệch.
- Gãy độ 1: bó bột cánh cẳng tay 1 tháng tư thế trung gian.
- Gãy độ 2: thử nắn chỉnh ép ấn trực tiếp vào mảnh vỡ trong khuỷu duỗi trong tư thế khuỷu vẹo trong và cố định mảnh vỡ bằng xuyên 1 Kirschner qua da.
- Gãy độ 3: phải điều trị phẫu thuật.
Trong bách khoa toàn thư Pháp J. Benoit, J. Y. Dupont, P.Celeste trong Encỵctopedie médico chirurgicale đều thống nhất một quan điểm chung trong điều trị với gãy LCN XCT di lệch.
+ Phẫu thuật sớm.
+ Kết hợp xương (KHX) diện gãy bằng vít xốp mini.
+ Khâu tăng cường tốt các tổn thương phần mềm.
Nhằm vận động và phục hồi chức năng sớm nhất có thể.
Theo Baledon và cộng sự, nếu gãy vững + di lệch tối thiểu (< 2mm) và sự bám các cơ có thể ngăn ngừa sự di lệch muộn => có thể điều trị bảo tồn. khoảng 40% trường hợp chỉ cần bất động mà không phẫu thuật. Rockwood và Wilkins đề nghị bất động bằng nẹp bột phía sau khớp khuỷu trong tư thế xoay cơ năng, khuỷu gập 90 độ, chụp lại X-quang kiểm tra sau 3-5 ngày. Nếu không di lệch bó bột cánh tay cẳng tay cho đến khi lành xương.
Trong những trường hợp còn lại có thể xuyên kim qua da hay mổ hở để nắn chỉnh các di lệch.
Hình 3: Các phương pháp KHX trong gãy LCN xương cánh tay trẻ em
Kỹ thuật mổ
- Vô cảm: gây mê nội khí quản
- Tư thế; BN nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khuỷu gấp 90°.
- Đường mổ: thường dùng đường mổ phía ngoài.
- Rạch da, bóc tách theo bờ giữa cơ cánh tay quay và cơ tam đầu, rạch mở bao khớp, bóc tách bờ trên của lồi cầu ngoài, tránh bóc tách quá rộng có thể gây nên tình trạng tiêu lồi cầu ngoài do mất các nguồn cấp máu.
- Bộc lộ ổ gãy vừa đủ, làm sạch bơm rửa máu tụ của diện gãy.
- Dùng dụng cụ nắn chỉnh mảnh gãy LCN về vị trí giải phẫu của xương.
- Thì KHX:
+ Xuyên 2 kim Kirschner để cố định mảnh gãỵ.
+ Khoan bắt vít để cố định ổ gãy.
+ Khâu cố định mảnh gãy bằng chỉ perlon hoặc Vicryl.
- Kiểm tra độ vững chắc ổ gãy.
- Kiểm tra vận động khớp khuỷu.
- Đặt nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế cơ năng cổ định 2 – 3 tuấn.
- Điều trị theo dõi chăm sóc bệnh nhân sau mổ.
Kháng sinh. Giảm đau, giảm phù nề. Thay băng kiểm tra vết mổ. Treo tay và tập vận động ngón tay- bàn tay.
3. Biến chứng
- Nhiễm trùng: vết mổ đỏ, đau, rỉ dịch mủ.
- Chảy máu vết mổ.
- Chậm liền xương.
- Khớp giả.
- Cứng khớp.
- Hoại tử lồi cầu ngoài.
- Liệt muộn thần kinh trụ.
- Vẹo khuỷu.
- Giới hạn gấp duỗi khuỷu.
4. Kết luận
- Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay là tổn thương hay gặp ở khớp khuỷu trẻ em, liên quan đến cơ chế ngã chống tay.
- Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay rất dễ bị bỏ sót, vì vậy trong chẩn đoán cần rất cẩn thận, tránh bỏ sót, để lại những di chứng nặng nề như vẹo khuỷu, mất cơ năng khớp khuỷu.
- Điểu trị không quá phức tạp về mặt kỹ thuật tuy nhiên cẩn rất lưu ý bảo tồn khu vực sụn phát triển và tránh phẫu thuật một cách thô bạo, ảnh hưởng đến cấp máu cho lồi cầu ngoài gây nguy cơ hoại tử vô mạch.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Campbell’s Operative Orthopaedics. Canale ST, Beaty JH. Eleventh edition. Mosby Eỉsevier.
- Rockwood & Green’s Fractures in Children, 7th Edition
- Handbook of Fracture, 5E (2014), Pediatric Elbow
- Practical Procedures in Orthopaedic Trauma Surgery
- MasterTechniques in Orthopaedic Surgery Relevant Surgical Exposures
- AO Principles of Fracture Management
- Operative Techniques in Pediatric Orthopaedics, Chapter 2: Open Reduction and Internal Fixation of Displaced Lateral Condyle Fractures of the Humerus
- Tachdjian’s Pediatric Orthopaedics, 5th Edition, John A.Herring, Chapter 33: UpperExtremity Injuries
- Gray’s Anatomy, 40th Edition Atlas giải phẫu người, Frank H.Netter, 2013 Edition
Leave a Reply