Rút nội khí quản và chăm sóc sau đó là vấn đề được quan tâm để tránh tình trạng đặt lại nội khí quản kèm theo nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các thông tin dưới đây cần thiết để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.
1.Ch ă m sóc hô hấp:
Rút nội khí quản và chăm sóc sau đó là vấn đề được quan tâm để tránh tình trạng đặt lại nội khí quản kèm theo nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các vấn đề cần được quan tâm là:
- Theo dõi nhịp tim và oxy trong máu (pulse oximetry). Theo dõi sát 2 vấn đề này trên máy mornitor để phát hiện sớm các bất thường về tim mạch cũng như suy hô hấp.
- Cho bệnh nhân thở oxy mũi để SpO2 > 90%. Giữ mức SpO2 từ mức này đem lại an toàn cho bệnh nhân
- Tiêm đủ giảm đau và tránh gây mê (ketorolac, thuốc gây mê nhẹ). Việc tiêm đủ thuốc giảm đau làm cho bệnh nhân dễ chịu. Tránh các thuốc gây mê vì có thể làm ức chế cơ hô hấp, làm tình trạng suy hô hấp diễn tiến nặng hơn.
- X-quang ngực sau khi loại bỏ ống dẫn lưu tại ngực. Sau khi đã rút ống dẫn lưu, cần chụp XQuang ngực thẳng tại giường để phát hiện sớm tình trạng tràn khí màng phổi do thao tác rút ống dẫn lưu. Khí từ bên ngoài có thể vào trong nếu người rút chưa nhiều kinh nghiệm.
- Vận động sớm ngay khi có thể; thay đổi vị trí thường xuyên trong giường. Ngoài tác dụng chống loét còn có tác dụng làm cho hô hấp cải thiện, các cơ của cơ thể làm việc trở lại.
- Mang Tất chuyên dụng để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc heparin tiêm dưới da nếu có nguy cơ cao. Ở những bệnh nhân phẫu thuật tim, có yếu tố nguy cơ để hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Mang tất có thể phòng ngừa sớm thuyên tắc phổi.
- Thải nước tích cực sau khi ổn định huyết động. Sau khi huyết động ổn định, đánh giá dịch cũng như thải nước là việc làm cần thiết để hô hấp tốt hơn.
- Kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Nếu nghi ngờ tình trạng nhiễm khuẩn từ các nơi như: Đường hô hấp, đường tiết niệu cần dùng kháng sinh sớm dựa trên kinh nghiệm đồng thời làm kháng sinh đồ, phát hiện ra tác nhân.
2.Các vấn đề cần lưu ý khác:
- Vì vết rạch giữa các lớp da gây đau và giảm độ linh hoạt của thành ngực, bệnh nhân có xu hướng thở nhẹ và không ho.
- Nếu bệnh nhân có trạng thái oxy hóa máu sát giới hạn gần dưới, có thể theo dõi qua khí máu động mạch hoặc một hình thức thông khí không xâm nhập (NIV) để cải thiện oxy hóa và tránh việc đặt lại ống nội khí quản.
- Sử dụng hệ thống oxy dòng cao (HFNC) là tốt nhất đối với bệnh nhân có tình trạng oxy giảm hoặc carbon dioxide tăng cao vừa phải. Nó tạo ra cảm giác thở thoải mái hơn, giảm thở và cải thiện trao đổi khí. Oxy được làm nóng và ẩm và được cung cấp lên đến 60 L/phút và FiO2 được giữ ở mức ổn định.
- Áp lực dương đường hô hấp liên tục (CPAP) cung cấp một mức áp lực dương trên đường hô hấp mà không có bất kỳ thông khí hỗ trợ nào.
- Khi chuyển lên phòng hậu phẫu, bệnh nhân được khuyến khích hô hấp và thở sâu. Bệnh nhân hợp tác có thể tham gia tích cực vào các tác động này và thường có thể ngăn chặn sự thải khí và các biến chứng chứng, nhưng thường cần hỗ trợ thêm đối với bệnh nhân cao tuổi và những người bị đau ngực đáng kể. Nên sử dụng gối ôm khi thở sâu và ho để giảm đau và hạn chế chuyển động.
- Vật lý trị liệu có thể hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chức năng hô hấp giảm hoặc dịch tiết nhiều đàm.Albuterol được sử dụng thông qua máy phun khí dung thông thường có lợi đối với bệnh nhân có co thắt đường hô hấp .
- Mặc dù khó nuốt là không thường gặp ở bệnh nhân được thông khí trong vòng 24 giờ, nhưng điều này không lạ khi xảy ra sau khi ống khí quản được duy trì lâu hơn.
- Điều trị giảm đau hiệu quả rất hữu ích trong cải thiện hô hấp của bệnh nhân. Ban đầu, paracetamol sẽ được truyền.
- Huyết khối tĩnh mạch (VTE) hiếm khi được phát hiện, nhưng không phải là hiếm gặp, sau phẫu thuật tim. Một số đánh giá đã cho thấy tỷ lệ tĩnh mạch sâu (DVT) có triệu chứng, đổ máu (PE) và tử vong do PE lần lượt là 3,2%, 0,6% và 0,3 %.112.Trong giai đoạn sau phẫu thuật sớm, bệnh nhân có thể có nguyên nhân tạo huyết khối với các yếu tố đóng góp bao gồm mức độ fibrinogen cao, sản sinh thrombin, kích hoạt yếu tố mô, giảm sự phân hủy fibrin và kháng aspirin. Hầu hết bệnh nhân sẽ bắt đầu sử dụng aspirin 81 mg mỗi ngày sau khi phẫu thuật.
3. Kết luận:
Sau khi rút nội khí quản, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt, phát hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau ngực, ho, khó nuốt và sốt để giảm thiểu các biến chứng và đảm bảo hồi phục nhanh chóng và có thể nhanh chóng chuyển sang phòng hậu phẫu để theo dõi tiếp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ các bệnh lý về hồi sức cấp cứu.
Leave a Reply