Trật khớp khuỷu là loại trật khớp khá thường gặp, đứng hàng thứ ba sau trật khớp vai và trật khớp ngón tay. Chiếm 20-25% tổng số trật khớp, thường hay gặp ở lửa tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân thường do ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế khuỷu tay duỗi. Lực chấn thương làm duỗi cẳng tay quá mức, làm đứt dây chằng trước và bên của khớp, mỏm vẹt bị trật xuổng dưới và chạy ra phía sau ròng rọc.
Nhóm tác giả: PGS.TS. Trấn Trung Dũng, ThS. BSNT. Nguyễn Huy Phương, BS. Nguyễn Đức Phong
1.Giải phẫu
Khớp khuỷu do 3 xương tạo thành: đầu dưới xương cánh taỵ, chỏm xương quay và đầu trên xương trụ. Khi đồng thời cả 2 đầu trên xương trụ và xương quay bị trật khỏi ròng rọc và lồi cầu xương cánh tay thì được gọi là sai khớp khuỷu
Khớp khuỷu là một khớp bản lề, chỉ có cử động gấp và duỗi. Khớp khuỷu được giữ chắc bởi hệ thống bao khớp và các dây chằng. Khi trật khớp, bao khớp bị rách, các dây chằng phía trước và 2 bên cũng bị đứt. Vì vậy sau khi nắn chỉnh trật khớp phải cố định khớp khuỷu đủ thời gian để hệ thống dây chằng và bao khớp liền lại.
2.Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
-Lâm sàng:
- Đau, sưng nề và mất cơ năng hoàn toàn khớp khuỷu. Khớp khuỷu biến dạng, nhìn thấy dấu hiệu nhát rìu ngay trên mỏm khuỷu, cẳng tay trông như bị ngắn đi, cánh tay trông như dài ra.
- Khớp khuỷu ở tư thế bắt buộc, thường ở tư thế gấp 30° – 40°, khi cho gấp hoặc duỗi khuỷu sẽ xuất hiện dấu hiệu lò xo.
- Tam giác Hunter đảo ngược. Sờ thấy mỏm khuỷu lồi lên ở phía sau, đầu dưới xương cánh tay tròn nhẵn ở phía trước.
- Có cử động bất thường sang bên do hệ thống dây chằng bên bị đứt rách
- Trục cẳng tay lệch vào trong hoặc ra ngoài so với trục cánh tay. Đo chiều dài tương đối của cánh tay và cẳng tay ngắn hơn bên lành, chiếu dài tuyệt đối không thay đổi.
-Cận lâm sàng: Cần chụp X-quang khớp khuỷu thẳng/nghiêng để chẩn đoán xác định và tìm thêm các thương tổn phối hợp ở xương nếu có (gãy mỏm vẹt, gãy mỏm khuỷu, gãy đài quay, gãy đẩu dưới xương cánh tay,…)
3. Chẩn đoán và phân loại
3.1.Chẩn đoán:
Chẩn đoán trật khớp khuỷu thường không khó, dựa vào các triệu chứng lâm sàng và X-quang như mô tả ở trên. Trong một số trường hợp cẩn chẩn đoán thêm các tổn thuơng phối hợp khác như: gãy xương, tổn thương mạch máu, thẩn kinh vùng khớp khuỷu…
3.2.Phân loại
3.2.1.Phân loại theo vị trí
- Trật khớp khuỷu ra sau: hay gặp nhất (chiếm 90% tổng số trật khuỷu).
- Trật khớp khuỷu ra trước rất hiếm gặp, thường kèm vỡ mỏm khuỷu.
- Trật khớp khuỷu sang bên: là loại sai khớp không bao giờ đơn độc, thường kết hợp với sai khớp ra sau hoặc gãy xương vùng khối lồi cầu xương cánh tay.
3.2.2.Phân loại theo thời gian
- Trật khớp khuỷu mới: trật khớp xảy ra dưới 3 tuẩn, còn khả năng nắn chỉnh.
- Trật khớp khuỷu cũ: trật khớp xảy ra trên 3 tuẩn, không còn khả năng nắn chỉnh, phải mổ đặt lại khớp.
3.2.3.Phân loại theo tổn thương kết hợp
- Trật khớp khuỷu đơn thuần.
- Trật khớp khuỷu kết hợp với gãy xương.
4.Chỉ định điều trị
4.1. Chỉ định điều trị bảo tồn
Trật khớp khuỷu đơn thuần, đến sớm trước 3 tuẩn.
4.2.Chỉ định điều trị phẫu thuật
- Trật khớp khuỷu muộn sau 3 tuần
- Trật khớp khuỷu kết hợp với gãy xương.
5. Kỹ thuật điều trị
5.1.Trật khớp khuỷu mới
- Phương pháp vô cảm: lý tưởng nhất là gây mê hoặc gây tê đám rối thần kinh cánh taỵ, nếu không có thể gây tê ổ khớp bằng Lidocain 1%.
- Phương pháp nắn: có nhiều cách nắn khác nhau, phụ thuộc tư thế bệnh nhân.
+ Tư thế bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi:
Người phụ cầm cổ tay bệnh nhân kéo theo trục cẳng tay, đổng thời đưa cẳng tay gấp dần về 90°. Người nắn nắm giữ đầu dưới xương cánh tay làm đổi lực, đồng thời dùng 2 ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu xuống dưới và ra trước.
+ Tư thế bệnh nhân nằm sấp:
Bệnh nhân nằm sấp để khuỷu vuông góc với cạnh bàn, hoặc có thể dùng 1 tay của người nắn làm đối lực, kéo cổ tay xuôi xuống theo chiều trọng lực. Dùng ngón số 2 của tay còn lại của người nắn đẩy mỏm khuỷu ra trước, kiểm tra sau nắn xem gấp duỗi khuỷu có bình thường không và khi duỗi hết khớp có vững không.
- Phương pháp cố định sau nắn chỉnh: có thể dùng máng bột sâu hoặc bột rạch dọc cánh tay – bàn tay, cố định trong 3 tuần, sau tháo bột cho tập phục hồi chức năng để khôi phục biên độ vận động của khớp.
- Lưu ý, một số kết quả nghiên cứu cho thấy sau nắn và có định khớp khuỷu dễ bị cứng khớp hơn là bị mất vững (mất duỗi 5° -10°).
5.2.Trật khớp khuỷu cũ
Nếu gây mê hoặc gây tê đám rối thần kinh cánh tay để nắn chỉnh thử không được thì phải chỉ định mổ để đặt lại khớp.
Sau khi mở vào khớp, phải dọn sạch tổ chức xơ trong khớp, đặt lại khớp và cố định khớp bằng kim Kirschner trong vòng ít nhất là 3 tuần.
5.3.Trật khớp kèm theo gãy xương vùng khuỷu
Trật khớp khuỷu có thể kèm theo gãy mỏm vẹt, gãy mỏm khuỷu, gãy chỏm quay, gãy đẩu dưới và lồi cầu xương cánh tay. Nguyên tắc là phải nắn chỉnh khớp trước sau đó mới nắn chỉnh và kết hợp xương. Tuỳ theo loại gãy xương phối hợp mà có kỹ thuật mổ tương ứng (tham khảo thêm các bài gãy xương tương ứng).
Leave a Reply