Mỏm khuỷu nằm ở đâu trên xương trụ, hình tháp 4 mặt, có 2 mặt trong ngoài, mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh tay, mặt trên nhô ra trước như mỏ chim. Khi khuỷu duỗi mỏ này nằm trong hố khuỷu của đầu dưới xương cánh tay. Gãy mỏm khuỷu là một loại gãy xương nội khớp chiếm tỉ lệ không lớn trong chấn thương, 5,65% trong tổng số các loại gãy xương nội khớp (theo Bracq&Soícot 1986).Tuy nhiên việc điểu trị không tốt sẽ để lại nhiều di chứng như khớp giả, liền lệch, viêm thoái hóa khớp, hạn chế vận động khớp khuỷu.
1. Đại cương
1.1. Dịch tễ học
- Tỷ lệ mắc trong dân số người lớn là 11,5/100.000 nghìn dân mỗi năm.
- Chiếm 8-10% các chấn thương vùng khớp khuỷu.
- Hay gặp nhiều hơn ở người lớn.
1.2. Cơ chế chấn thương
- Chấn thương trực tiếp: như ngã đập khuỷu xuống đất hay bị đánh vào khuỷu, có thể gây gãy hở. Mỏm khuỷu gãy do bị ép từ sau ra trước, hay kèm theo dập nát da hoặc gãy vụn, có các mảnh chèn vào khớp.
- Chấn thương gián tiếp: khuỷu gấp mạnh, đột ngột, do iực co kéo của cơ tam đầu cánh tay gây gãy xương, thường gây đường gãy ngang và hiếm khi có mảnh rời, kèm theo dây chằng, bao khớp hai bên mỏm khuỷu cũng rách nên mảnh vỡ trung tâm bị cơ tam đầu kéo lên cao.
- Gãy do cơ chế phối hợp: co cơ tam đẩu mạnh cộng với lực tác động trực tiếp vào khuỷu làm mỏm khuỷu gãy thành nhiều mảnh di lệch. Lực chấn thương mạnh còn làm gãy và trật khuỷu, đôi khi gãy cả đầu dưới xương cánh tay. Loại gãy này thường nặng.
2. Giải phẫu liên quan
Mỏm khuỷu là phần đầu trên của xương trụ, cùng với mỏm vẹt tạo thành hõm Sigma lớn. Gãy mỏm khuỷu là gãy xương phạm khớp.
- Mỏm khuỷu tiếp khớp với đầu dưới xương cánh tay tạo thành khớp cánh tay – trụ, là 1 trong 3 thành phần của khớp khuỷu (bao gồm 3 khớp: khớp cánh tay – trụ, khớp cánh tay – quay, khớp quay – trụ trên).
3. Triệu chứng lâm sàng của gãy mỏm khuỷu
- Nhìn: thấy bệnh nhân tay lành đỡ tay đau, sưng nề ở phía sau khuỷu, nhiều trường hợp có dấu hiệu bầm tím.
- Sờ, nắn thấy các dấu hiệu rất rõ ràng;
+ Đau chói tại ổ gãy.
+ Thấy mất liên tục của mỏm khuỷu, giãn cách giữa 2 đẩu gãy.
+ Khi khuỷu duỗi thẳng; mỏm khuỷu nằm ở phía trên so với đường nổi mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài (bình thường thì 3 mốc xương này nằm trên cùng một đường thẳng).
+ Khi khuỷu gấp: tam giác Hunter (cũng tạo bởi 3 mốc xương nêu trên) đảo ngược.
- Cơ năng: thường không mất hoàn toàn như các trường hợp gãy xương khác, mà chỉ giảm cơ năng, hạn chế động tác duỗi khuỷu.
4. X- Quang gãy mỏm khuỷu
Cần chụp khớp khuỷu ở 2 tư thế thẳng và nghiêng để xác định và phân biệt với các gãy xương khác vùng khuỷu.
Đây là triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán. X-quang còn giúp cho phân loại, đánh giá tiên lượng và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
5. Chẩn đoán gãy mỏm khuỷu
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và X-quang đã mô tả ở trên.
6. Phân loại gãy mỏm khuỷu
Có nhiều cách phân loại, dựa vào các đặc điểm của đường gãy, sự di lệch của mảnh gãy, số lượng mảnh gãy, vị trí của đường gãy… để phân loại.
- Phân loại theo Merled ‘Aubigné (1977) gồm 4 loại chính:
- Gãy cao ngoài khớp: đường gãy chéo xuống dưới và ra sau, chính là sự bong điểm bám của gân cơ tam đẩu.
- Gãy nội khớp ở giữa mỏm khuỷu, phẫu mỏm vẹt còn nguyên vẹn.
- Gãy phấn nền: đường gãy ở chỗ giữa phần ngang và phần dọc của khuyết ròng rọc (hõm Sigma).
- Gãy nhiều mảnh và gãy phức tạp (thường do cơ chế trực tiếp hoặc do gãy hở) được chia làm 3 loại:
Gãy kết hợp: gãy nội khớp ở giữa mỏm khuỷu cộng với gãy phẩn nền [kết hợp 2 đường gãy (2) và (3).]
Gãy nhiều mảnh nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng tới sự vững của khớp.
Gãy mỏm khuỷu kèm gãy mỏm vẹt, có thể trật khớp khuỷu.
- Phân loại theo Tomeno B (1983):
Cũng tương tự như trên nhưng phân ra là: gãy đơn giản, gãy có mảnh thứ 3 và gãy vụn nhiều mảnh.
- Phân loại theo Duparc (1990):
Tác giả người Pháp để xuất cách phân loại theo 3 loại từ nhẹ đến nặng, tùy theo cơ chế:
- Loại I: gãy ngang, chéo ngắn, thường do cơ chế gián tiếp, mổ dễ nắn chỉnh.
- Loại II: gãy kèm lún. Có mảnh lún giữa, chèn vào khớp, khi nắn chỉnh phải nhấc mảnh lún.
- Loại III: gãy vụn, nhiều mảnh lún chèn vào khớp.
Gãy loại II, III thường do cơ chế trực tiếp, đôi khi có gãy hở, gãy vụn có khi kèm gãy chỏm xương quay.
- Phân loại theo Knight R.A (1957 – hội chấn thương chỉnh hình Mỹ):
Phân loại theo phần diện khớp bị gãy rời theo mảnh trung tâm.
- Loại I: mảnh trung tâm chiếm 1/3 diện khớp (a).
- Loại II: mảnh trung tâm chiếm 1/2 diện khớp (b).
- Loại III: mảnh trung tâm chiếm 2/3 diện khớp (c)
- Phân loại của Colton (1973):
Tác giả người Anh chia thành 4 loaij
- Loại I: gãy bong đứt mỏm khuỷu có thể phạm khớp hoặc không phạm khớp, mảnh vỡ nhỏ hơn 50% của mỏm khuỷu.
- Loại II: gãy ngang hoặc chéo từ phần giữa mỏm khuỷu đến bờ sau mỏm khuỷu.
- Loại III: gãy ở phần nền của mỏm khuỷu.
- Loại IV: gãy mỏm khuỷu nhiều mảnh.
- Phân loại của Schatzker J (1992):
Dựa vào vị trí của đường gãy, số lượng mảnh gãy, có hay không có trật khuỷu để chia thành 6 loại đó là:
Cách phân loại này đã kết hợp được những ưu điểm của các phân loại trên. Rất cụ thể và chi tiết trong từng loại gãy, áp dụng dễ.
- Phân loại Mayo (2006): theo mức độ di lệch và phức tạp của ổ gãy
Loại I: gãy không di lệch, có thể điều trị bảo tồn
- gãy đơn giản, không di lệch
- gãy không di lệch nhưng thành nhiều mảnh
Loại II: gãy di lệch nhưng khớp khuỷu còn vững, loại gãy có chỉ định phẫu thuật.
IIA. Gãy di lệch, đường gãy đơn giản, loại gãy này có chỉ định mổ néo ép được.
IIB. Gãy di lệch, có nhiều mảnh rời, loại gãy này thường phải kết hợp xương bằng nẹp vít Loại III: gãy mỏm khuỷu kèm theo trật khớp cánh tay – quay, chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối.
7. Chỉ định điều trị
7.1. Bảo tồn
- Gãy ít hoặc không di lệch (giãn cách giữa 2 đầu gây < 2mm).
- Gãy mỏm khuỷu ở trẻ em. Ở lứa tuổi này màng xương dày nên gãy thường không di lệch hoặc di lệch không đáng kể. Ngoài ra còn áp dụng với những bệnh nhân là người già, mắc các bệnh lý mãn tính (tim mạch, hô hấp, tiểu đường…) không đù điều kiện tiến hành phẫu thuật.
7.2. Phẫu thuật
Chỉ định kết hợp xương đối với trường hợp gãy mỏm khuỷu di lệch lớn > 2mm hoặc có gãy hở.
8. Kĩ thuật điều trị
8.1. Bảo tồn
- Nắn chỉnh bó bột tư thế khuỷu duỗi hoàn toàn hoặc chỉ gấp khuỷu 30 độ.
- Bó bột cánh tay – bàn tay trong 4 tuần, sau đó tháo bột tập phục hồi chức năng khuỷu.
- Kiểm tra, theo dõi bằng chụp Xquang tránh di lệch thứ phát sau khi bó bột.
* Tư Thế bệnh nhân: có thể nằm sấp hoặc nằm ngửa, tuỳ theo thói quen của phẫu thuật viên.
- Đường mổ: chính giữa mặt sau khuỷu, có viền hơi cong về phía bên xương quay, bộc lộ vào ổ gãy mỏm khuỷu, chú ý tránh làm tổn thương thần kinh trụ.
8.2. Các kỹ thuật kết hợp xương mỏm khuỷu
- Xuyên kim Kirschner, néo ép chỉ thép hình số 8: áp dụng cho gãy mỏm khuỷu đơn giản, đường gãy ngang hoặc vát ngắn.
- Xuyên kim Kirschner, nép ép chỉ thép + vít ép rời: áp dụng cho gãy mỏm khuỷu chéo vát dài.
– Kết hợp xương bằng nẹp vít: áp dụng cho gãy mỏm khuỷu phức tạp, gãy thành nhiều mảnh
Tóm lại, gãy mỏm khuỷu là loại gãy xương phạm khớp, hay gặp ở người lớn. Chẩn đoán thường không khó, yêu cầu về điều trị là cần khôi phục tốt về giải phẫu, cố định xương vững chắc để tập vận động và khôi phục chức năng khớp khuỷu sớm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply