Để có kết quả khí máu động mạch đáng tin cậy cho phân tích thì ngoài việc thực hiện thủ thuật đúng, kĩ thuật lưu trữ ống máu trước khi đưa vào máy phân tích thì việc kiểm tra lại các thông số trước khi phân tích cũng góp phần hạn chế sai sót ảnh hưởng đến kết quả khí máu.
Khí máu động mạch là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của hệ thống hô hấp và tim mạch cũng như các rối loạn thăng bằng kiềm – toan. Khí máu động mạch bao gồm các chỉ số thông tin về pH, phân áp và nồng độ Oxy và CO2 trong máu động mạch.
Các giá trị bình thường trong khí máu động mạch
1. CHỈ ĐỊNH LẤY KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
- Chẩn đoán suy hô hấp.
- Đánh giá toan kiềm.
- Theo dõi đáp ứng điều trị suy hô hấp, rối loạn cân bằng kiềm toan.
- Rối loạn tri giác không rõ nguyên nhân.
- Khi dùng máy thở để cày đặt các thông số.
- Đánh giá chức năng hô hấp trước khi phẫu thuật vùng lồng ngực hay vùng bụng cao.
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH (TƯƠNG ĐỐI)
- Tuần hoàn bên (tuần hoàn vòng nối) không đảm bảo tại vị trí lấy máu. Không lấy máu qua vết sẹo hoặc shunt phẫu thuật.
- Có bằng chứng bệnh lý ngoại biên xa vùng chọc kim.
- Có rối loạn đông máu hoặc đang điều trị chống đông liều vừa đến cao.
- Tăng huyết áp kịch phát chưa kiểm soát.
- Bỏng, nhiễm trùng tại chỗ.
3. BIẾN CHỨNG KHI LẤY KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
- Khối máu tụ là thường gặp nhất.
- Thuyên tắc khí
- Tổn thương thần kinh
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHÍ MÁU.
4.1. Kiểm tra sự tương ứng bên trong.
4.1.1. Đánh giá chuyển hóa gián tiếp.
Bất kì các thay đổi pH nào cũng bất nguồn là hô hấp hoặc chuyển hóa
Các bước tính toán:
- Tính pH dự kiến từ trị số PaCO2
- So sánh pH thực với pH dự kiến
pH thực > pH dự kiến ~ 0.03 thì có kèm theo kiểm chuyển hóa. Khi đó, HCO3– sẽ tăng.
pH thực < pH dự kiến ~ 0.03 thì có kèm theo toan chuyển hóa. Khi đó, HCO3– sẽ giảm.
Do đó, nếu thay đổi HCO3– ngược hướng thì điều đó cho thấy đã có sai sót kỹ thuật.
- Việc ước lượng thay đổi pH, HCO3- theo PaCO2 gồm có các trường hợp sau:
Thay đổi PaCO2 cấp. Khi đó, nếu PaCO2 tăng 10 mmHg thì pH giảm 0.05 và HCO3- tăng 1 mmol/L, ngược lại nếu PaCO2 giảm 10 mmHg thì pH tăng 0.1 và HCO3- giảm 2 mmol/L.
Thay đổi PaCO2 mạn. Khi đó, nếu PaCO2 tăng 10 mmHg thì pH giảm 0.03 và HCO3- tăng 3.5 mmol/L, ngược lại nếu PaCO2 giảm 10 mmHg thì pH tăng 0.03 và HCO3- giảm 5 mmol/L.
4.1.2. Qui luật số 8.
Gía trị HCO3- có thể được tiên đoán dựa trên trị số pH và PaCO2.
Tính giá trị tuyệt đối của |HCO3- đo được – HCO3- dự đoán| > 4 mmol/L. Điều đó, có nghĩa là đã có sai sót kỹ thuật.
HCO3- dự đoán = PaCO2 x Hệ số theo pH
(pH lần lượt là 7.6; 7.5; 7.4; 7.3; 7.2; 7.1 tương ứng với hệ số là 8/8; 6/8; 5/8; 4/8; 2.5/8; 2/8)
4.1.3. Phương trình Henderson Hasselbalch cải biên.
Phương trình tính toán:
[H+] = (24 x PaCO2) / [HCO3-]
Khi đó, pH thay đổi trong khoảng 7.2 – 7.5 có tương quan đường thẳng giữa pH và H+.
4.2. Kiểm tra sự tương ứng bên ngoài.
4.2.1. Bệnh cảnh đối lập với khí máu động mạch.
4.2.2. Kết quả HCO3 động mạch – HCO3 tĩnh mạch > 5 mmol/L
4.2.3. Gía trị SpO2 khác với SaO2
Do lượng Oxy hòa tan quyết định lượng Oxy gắn vào Hemoglobin nên nếu PaO2 tăng thì SaO2 tăng, và ngược lại (tức PaO2 tỉ lệ thuận với SaO2). Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ hiếm gặp như: Hồng cầu bất thường (Hb bất thường); bệnh Methemoglobin huyết; CO Hemoglobin… dẫn đến tình trạng PaO2 tăng nhưng SaO2 giảm.
4.2.4. Gía trị PaO2 > 500 x FiO2
4.3. Các yêu tố khác có thể ảnh hưởng đến khí máu.
4.3.1. Khuếch tán khí qua ống tiêm.
4.3.2. Bóng khí.
- PaCO2 trong mẫu máu > 158 dẫn đến tình trạng giảm PaO2.
- PaCO2 trong mẫu máu < 158 dẫn đến tình trạng tăng PaO2 thì khi đó ta sẽ tùy theo lượng khí vào, thời gian tiếp xúc, có lắc ống tiêm không mà xử trí. Thông thường,xử trí sẽ là đẩy hết khí trong mẫu máu trong vòng 2 phút.
4.3.3. Heparin.
Heparin có thể làm giảm PaCO2 do pha loãng. Do đó, cần tối thiểu 0.6ml thể tích máu khi lấy.
4.3.4. Tăng bạch cầu máu.
4.3.5. Không ghi Hb, FiO2 và nhiệt độ kèm theo.
Viêc không ghi Hb, FiO2 và nhiệt độ kèm theo thì máy sẽ mặc định là Hb = 15 g/dL, FiO2 = 21% và nhiệt độ là 37 độ. Nhưng không phải tất cả bệnh nhân điều như vậy bên sẽ dẫn đến sai sót khi đánh giá,các thay đổi có thể là
- Hb có thể làm tăng SaO2 vì CtO2 = 1.34xHbxSaO2 + 0.003xPaO2.
- FiO2 có liên quan đến đánh giá một số giá trị như AaDO2 = FiO2x(760 – pH2O) – PaO2 – PaO2/R hay tỉ lệ PaO2/FiO2.
- Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả vì tăng 1 độ sẽ làm tăng 5% PaO2.
4.3.6. Các yếu tố nhiễu
- Tán huyết
- Vàng da.
- Tăng mỡ máu.
Khí máu động mạch là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hỗ trợ quyết định điều trị phù hợp. Việc đánh giá đúng kết quả của khí máu động mạch thông qua các biện pháp kiểm tra sẽ làm hạn chế tối đa các sai sót khi thực hành lâm sàng cũng như đề ra được phương hướng điều trị nhanh nhất, chính xác nhất cho các Bác sĩ trong thực hành lâm sàng.
Leave a Reply